Cây tràm - Những bài thuốc hay từ cây tràm bạn nên biết

Cây tràm

Cây tràm gốc ở Ôxtrâylia, phát tán vào nước ta, mọc hoang và cũng được trồng tạo thành rừng ở vùng nước lợ để giữ đất, lấy cây làm cột dùng trong xây dựng và lấy vỏ xán thuyền, lợp nhà, làm đuốc, làm vật cách nhiệt…

Tên gọi khác: Chè đồng, chè cay, bạch thiên tầng, co tràm (Thái).

Cây tràm có nhiều loại nhưng đều được dùng trị bệnh đường hô hấp

Cây tràm có nhiều loại nhưng đều được dùng trị bệnh đường hô hấp

Mô tả cây tràm

Cây to. Thân thẳng, vỏ mềm trắng, dễ róc. Lá mọc so le, phiến dày, gân hình cung. Lá non và ngọn non có lông dày màu trắng. Hoa nhỏ, màu vàng ngà mọc thành bông ở đầu cành. Khi hoa kết quả, cành mang hoa lại ra lá non ở đỉnh. Quả nang, gần hình cầu, chứa nhiều hạt. Tránh nhầm với cây khuynh diệp (Eucalyptus globulus Labill.) 

Bộ phận dùng: Lá

Thành phần hóa học của cây tràm:

Chứa tinh dầu có cineol 50- 65%, a- terpineol và các ester của nó, L- a-pinen, L-limonen, dipenten, sesquiterpen, azulen, sesquiterpen alcol, aldehyd valerianic và benzaldehyd.

Tác dụng của cây tràm

Dùng trị cảm cúm ho hen suyễn viêm phổi đau tai, nhức răng thấp khớp nhức xương đau dây thần kinh bị thương, bỏng, ứ huyết sau sinh tiêu hóa kém.

Ngày 20- 40g lá tươi hoặc 5- 10g lá khô sắc, hãm uống tinh dầu dùng xoa bóp uống, tinh chế pha dung dịch thuốc tiêm, thuốc nhỏ mũi.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật