Một số bài thuốc Đông y chữa bệnh có chứa cây bách bộ

Theo Đông y, bách bộ vị ngọt, đắng, tính ấm vào phế. Có tác dụng ôn phế, sát trùng, bổ phổi chữa ho.  Bách bộ còn có tên khác là dây ba mươi, đẹt ác. Bộ phận làm thuốc là rễ củ già của cây bách bộ, thu hoạch vào mùa thu đông, phơi hay sấy khô.

Theo Đông y bách bộ vị ngọt, đắng, tính ấm vào phế. Có tác dụng ôn phế sát trùng bổ phổi chữa ho Dùng sống: chữa giun kim giun đũa Dùng chín trị ho hàn, ho lao. Bách bộ tuy hơi ôn nhưng nhuận mà không táo, còn có thể khai tiết, giáng khí, trị ho thì không thuốc nào bằng, nhất là ho lâu ngày.

Sau đây là một số bài thuốc trị bệnh có bách bộ:

Chữa trẻ nhỏ ho sốt (phế nhiệt): bách bộ, bối mẫu cát căn thạch cao mỗi vị đều 30g. Tán bột, mỗi lần dùng 12g. Ngày 2 lần.

Trị ho lâu ngày: bách bộ (rễ) 80g, giã vắt nước. Sắc lại cho dẻo quánh. Mỗi lần uống 1 muỗng canh, ngày 3 lần.

Trị ho nhiều: dùng bách bộ (cả dây lẫn rễ) giã vắt lấy nước cốt, trộn với mật ong hai thứ bằng nhau. Nấu thành cao, ngậm nước nuốt từ từ.

Trị tự nhiên ho không dứt: bách bộ (củ rễ), hơ trên lửa nướng cho khô, mỗi lần lấy nước một ít ngậm nuốt nước.

Trị đau bụng do các loại trùng sán: bách bộ nấu thành cao, uống thường xuyên phòng trị các loại trùng.

Trị các loại côn trùng vào lỗ tai: bách bộ (sao) nghiền nát, trộn với dầu mè bôi trong lỗ tai.

Ngoài ra, có thể dùng bài thuốc ngâm rượu “Bách bộ tửu” trị các chứng ho: củ bách bộ xắt mỏng, sao khô cho vào túi vải ngâm trong vò rượu lấy uống dần.

Kiêng kỵ: người tỳ vị hư nhược không nên dùng.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật