Cây cối xay - Thành phần hóa học và công dụng của cây cối xay

Cây cối xay 

Cây cối xay là vị thuốc nam đa công dụng, cây có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, điều trị tiểu rắt, tiểu buốt, bí tiểu, điều trị bệnh trĩ và đau nhức xương khớp
 
Tên khác của cây cối xay: Còn gọi là cây dằng xay, kim hoa thảo, ma mãnh thảo, nhĩ hương thảo.
 
Tên khoa học: Ahutiỉon indicum (L.) G. Don (Sida indica L.).
 
Thuộc họ Bông (Malvaceae).

Mô tả cây thuốc
 
Là loại cây nhỏ, cao tầm 1m, sống lâu năm. Cây có tên cối xay là do, hình bống hoa của cây thuốc này bạn sẽ thấy, nó rất giống cái cối xay, bởi vậy dân gian mới đặt cho cây cái tên Cối xay.

Thường người ta dùng lá, thán, rễ và quả tươi hay khô. vỏ thân còn cho một thứ sợi trắng bóng, dùng làm dây buộc

Thành phần hoá học

- Trong lá chứa rất nhiều chất nhầy.
 
- Các bộ phận khác chưa có tài liệu nghiên cứu.

Mùi vị: Cây có vị ngọt
 
Trị trĩ nội, trĩ ngoại bằng cây cối xay
 
Trị trĩ nội, trĩ ngoại bằng cây cối xay

Công dụng cây cối xay

Cối xay là một vị thuốc nhân dân. Theo y học cổ truyền cây cối xay vị ngọt, tính bình, có tác dụng chính như sau:

- Tác dụng điều trị ù tai tai điếc (bệnh khiếm thính)

- Tác dụng điều trị phù thũng

- Tác dụng điều trị chứng nước tiểu đỏ (Tiểu ra màu)

- Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa xương khớp

- Tác dụng điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại

- Tác dụng mát gan thanh nhiệt, giải độc

-Tác dụng điều trị mụn nhọt vàng da

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật