Lưu ý khi sử dụng vắc-xin cúm để đạt hiệu quả tốt nhất

Cúm nói chung và cúm gia cầm nói riêng luôn diễn biến phức tạp tiềm ẩn nguy cơ gây dịch nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao (cúm A/H1N1, A/H5N1, A/H7N9…). Nhưng cho đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên biện pháp duy nhất áp dụng cho bệnh này đó là chủng ngừa vắc-xin.

Vắc-xin cúm có tác dụng phòng ngừa tốt với những đối tượng mẫn cảm, giúp vượt qua những thời gian nguy hiểm nhất đe dọa bùng phát dịch cúm.

Một tác dụng phụ luôn gặp đó là bị sốt giống như cúm thật, nhiệt độ tăng cao đau mỏi cơ khớp và chán chẳng muốn ăn bất cứ thứ gì. Đó là do phản ứng kháng nguyên kháng thể tạo ra để làm xuất hiện kháng thể mới. Sau 2-3 ngày, sốt giảm dần và chúng ta có thể trở lại bình thường.

Vắc-xin cúm được điều chế từ vi-rút cúm

Vắc-xin cúm được điều chế từ vi-rút cúm

Tác dụng phụ khác đó là sưng tấy và đau tại chỗ tiêm. Điều này là do phản ứng miễn dịch quá mạnh và cục bộ tại chỗ tiêm. Không cần phải làm gì, đó là dấu hiệu bình thường khi tiêm vắc-xin cúm. Nhưng nếu quá đau và không chịu được thì có thể áp lạnh hoặc chườm đá để dịu cơn đau

Biến chứng nguy hại nhất có thể ảnh hưởng đến tính mạng đó là dị ứng với các thành phần đi kèm trong vắc-xin. Thường thì các thành phần này đã được loại bỏ gần hết. Nhưng trong một số sản phẩm của một số công ty, xác suất chưa lọc sạch vẫn có và có thể bị dị ứng với các thành phần này. Nếu mức độ dị ứng quá mạnh thì có thể gây ra tử vong

Trước các nguy cơ như vậy, người ta sẽ không dùng vắc-xin phòng cúm cho các trường hợp như: trẻ em dưới 6 tuổi, người bị nhiễm trùng nặng hoặc sốt quá cao, bà mẹ đang mang thai hoặc đang có ý định mang bầu trong vòng 1 tháng tới...

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật