Bài thuốc từ rễ cây dứa chữa tiểu đường, tiểu không thông

Người bị tiểu đường, lấy một nắm rễ dứa sắc uống, xác còn lại ninh nhừ làm nước trà uống trong ngày, dùng nhiều ngày liên tục, bệnh sẽ giảm dần.

Tiến sĩ Võ Văn Chi có nhiều năm nghiên cứu về cây thuốc cho biết dứa còn gọi là khóm hoặc thơm, tên khoa học là Ananas comosus (L.) Merr, thuộc họ dứa Bromeli aceae.

Cây này có thân ngắn. Lá mọc thành hoa thị, cứng, dài, ở mép có răng như gai nhọn. Khi cây trưởng thành, từ chùm lá mọc ra một thân dài từ 20 đến 40 cm, mang một bông hoa, tận cùng bằng một chùm lá nhỏ. Bông gồm nhiều hoa, mỗi hoa mọc ở nách một lá bắc màu tím, các hoa này dính nhau.

Khi quả hình thành, các lá bắc mọng nước tụ họp với trục của bông hoa thành một quả mọng kép có màu vàng hay gạch tôm. Các quả thật thì nằm trong các mắt dứa.

Dứa có nguồn gốc ở Brazil, người  ta trồng trên nương rẫy, sườn đồi, trong vườn. Đến nay loài này được trồng phổ biến ở các vùng nhiệt đới của châu Á, châu Phi, châu Mỹ.

Đông y dùng rễ dứa để làm thuốc Người ta đào củ dứa lên, lấy gốc và rễ, rửa sạch, xắt mỏng, phơi khô, rồi đem sao vàng, khử thổ, để dành dùng trong nhiều ngày. Rễ dứa có vị chua ngọt, tính bình, tác dụng tiêu viêm lợi tiểu.

Thuốc sắc thường dùng để chữa tiểu tiện không thông, tiểu ra sạn sỏi. Liều dùng từ 30 đến 40 g. Phân tích dược lý cho thấy rễ dứa, thân dứa quả dứa đều chứa bromelin làm tan protein Rễ có tác dụng chống viêm và lợi tiểu.

Tiến sĩ Võ Văn Chi giới thiệu một số bài thuốc từ rễ cây dứa như sau:

Đái tháo đường

Mỗi lần dùng một nắm lớn rễ dứa, sắc 3 chén, chia làm 8 phần. Xác còn lại nấu ninh, làm nước trà uống trong ngày. Uống nhiều ngày liên tục, bệnh giảm dần. Phải kiêng kỵ cá tanh, cua, tôm, dầu mỡ, đồ lạnh, đồ sống.

Tiểu tiện không thông, tiểu ra cát sỏi

Dùng từ 30 đến 40 g rễ dứa sắc uống.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật