Lá lằng - Rau ăn vị thuốc mà nhiều người tham khảo thêm nhé!

Lá lằng hay lá đắng, sâm nam được lấy từ cây chân chim thuộc họ nhân sâm. Cây mọc hoang nhiều ở ven rừng, đồi núi, chân núi, sườn đồi với độ cao từ 600m trở xuống.

Vào những tháng hè nắng nóng, gió Lào, ai đã qua vùng Quỳnh Lưu, Nghệ An và được thưởng thức món canh lá lằng, dù chỉ một lần đều không thể quên được hương vị đăng đắng, mùi thơm nhẹ và lạ miệng của một món canh độc đáo của vùng này.

Nhiều người ăn quen lâu ngày trở nên nghiền. Người dân nơi đây coi lá lằng là loại thực phẩm rất quý và vị thuốc mát, giải nhiệt, chống nóng, háo khát, kích thích tiêu hóa và nhuận gan Để chuẩn bị luôn có nguyên liệu, vào khoảng tháng 5-7, người ta hái những lá bánh tẻ của cây lằng đem về, rửa sạch, thái nhỏ, phơi nắng cho khô (càng được nắng càng tốt) rồi bảo quản trong lọ kín. Khi dùng, nấu canh bằng một trong các loại rau như: rau đay, rau giền rau mồng tơi với tôm, tép, cua.

Khi rau chín, bỏ vào canh một dúm lá lằng khoảng 5-10g cắt thật nhỏ (tùy khẩu vị thích đắng ít hay đắng nhiều) và thêm gia vị cho đủ độ đậm ngọt. Ăn vào bữa cơm trong ngày.

Ở những địa phương khác, nhân dân lấy lá lằng 100g, thái nhỏ, nấu với 1 lít nước đến sôi, để nguội, dùng uống trong ngày như nước vối, nước chè.

Dùng ngoài, lá lằng 30g phối hợp với lá dâu tằm 30g, lá mía tía 20g củ nghệ đen 20g. Tất cả để tươi, rửa sạch, giã nát. Tẩm rượu 30 độ cho xâm xấp, xào nóng, đắp bằng và cố định bằng nẹp tre, chữa gãy xương (kinh nghiệm của dân tộc Tày ở Lạng Sơn).

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật