Những sai lầm khi uống thuốc khiến bệnh lâu khỏi hơn, các bạn tham khảo thêm về nó nhé!
Uống thuốc cùng lúc ăn cơm
Khảo sát cho thấy, rất nhiều người có thói quen uống thuốc ngay trước hoặc sau khi ăn cơm. Lý do đưa ra là hướng dẫn sử dụng thuốc ghi rằng uống trước hoặc uống sau khi ăn. Tuy nhiên, đó là một nhầm lẫn rất tai hại. Thuốc cần uống trước hoặc sau khi ăn ít nhất 30 phút đến 1 tiếng.
Nếu bạn vừa uống thuốc đã ăn cơm, hoặc vừa ăn xong đã uống sẽ khiến nồng độ plasma tăng cao, làm mất đi tác dụng của thuốc, thậm chí trong một số trường hợp nó còn làm tăng độc tính của thuốc, khiến bệnh nặng hơn.
Uống thuốc sau khi uống rượu
Nếu bạn đang phải uống thuốc thì cách tốt nhất là hãy tránh xa rượu bia Bởi việc uống thuốc sau khi đã uống rượu sẽ khiến thuốc bị mất tác dụng, hoặc cơ thể khó hấp thu. Nếu buộc phải uống rượu trong ngày, thì bạn nên dùng một vài loại thực phẩm giã rượu, sau đó nghỉ ngơi cho tỉnh táo rồi mới tiến hành uống thuốc.
Nằm ngay sau khi uống thuốc
Thông thường, chúng ta uống thuốc khi cơ thể không được khỏe. Vì thế, rất nhiều người khi uống thuốc xong chỉ muốn nằm ngay lập tức để nghỉ ngơi. Tuy nhiên, điều này lại rất có hại cho sức khỏe
Bởi vừa uống thuốc xong đã nằm, thì chỉ có khoảng một nửa lượng thuốc đi được đến dạ dày còn lại sẽ vướng và tan vào thực quản Với một số loại thuốc có chất kích thích mạnh, sẽ ảnh hưởng xấu đến thực quản.
Do đó, sau khi uống thuốc bạn nên cố gắng ngồi thêm một lúc, hoặc có thể đi bộ nhẹ nhàng xung quanh một vài phút để thuốc hoàn toàn đi vào dạ dày Ngoài ra, cần uống nhiều nước để giúp thuốc trôi hoàn toàn, không vướng mắc làm ảnh hưởng đến thực quản.
Tất nhiên, sẽ có một vài loại thuốc đặc biệt, đòi hỏi người bệnh phải uống ở tư thế nằm. Khi đó, bạn nên làm theo hướng dẫn uống của bác sĩ, để đạt hiệu quả cao nhất.
Nhai hoặc cắn tất cả các loại thuốc
Có nhiều loại thuốc dạng viên nang khá to, gây khó khăn khi uống. Vì thế, nhiều người có thói quen nhai hoặc cắn vỡ viên thuốc cho dễ uống hơn. Tuy nhiên, bạn cần biết, hình dạng viên thuốc được bào chế riêng để đạt hiệu quả tốt nhất khi vào trong cơ thể.
Việc phá nát cấu trúc nguyên bản của viên thuốc sẽ ảnh hưởng đến tính chất và khả năng hấp thụ thuốc của cơ thể. Ngoài ra, việc cắn thuốc hoặc phá nát màng bọc bên ngoài của thuốc có thể gây nguy hiểm cho những trường hợp mẫn cảm với thuốc.
Do đó, để việc uống thuốc dễ dàng hơn, bạn nên uống trước một chút nước ấm để làm ướt cổ họng, sau đó từ từ đưa thuốc vào miệng để uống. Tránh không nhai hoặc cắn nát viên thuốc. Chỉ trong trường hợp thuốc dùng cho trẻ còn nhỏ, bạn buộc phải nghiền ra để con dễ uống hơn. Tuy nhiên, khi trẻ đã lớn, cha mẹ cần tập thói quen uống thuốc nguyên viên để đạt hiệu quả cao hơn.
- Củ sắn dây - thức uống giải khát và làm thuốc (Thứ năm, 12:26:06 20/05/2021)
- Nấm linh chi - thuốc bổ khí dưỡng âm, bổ tâm an thần (Thứ Ba, 16:30:00 20/04/2021)
- Chỉ cần thứ cỏ dại này cũng đánh bay bệnh thủy đậu mà... (Chủ nhật, 16:35:09 18/04/2021)
- Kinh ngạc thứ hay dùng để rửa bát lại là vị thuốc cần... (Thứ Ba, 16:16:02 13/04/2021)
- Tăng cường đề kháng, bổ thận tráng dương nhờ kim anh tử (Chủ nhật, 08:45:02 04/04/2021)
- Thứ quả dân dã giúp làm đẹp da, chữa tóc bạc sớm (Thứ tư, 16:00:06 31/03/2021)
- Hoa gạo không chỉ đẹp mà còn là vị thuốc và gia vị trong món... (Thứ tư, 08:15:00 24/03/2021)
- Món ăn từ chim cút bổ hư ích khí, thanh lợi thấp nhiệt (Thứ bảy, 16:13:08 20/03/2021)
- Loại rau dại mọc đầy ở các vùng quê với lợi ích không... (Thứ Ba, 16:35:00 09/03/2021)
- Bác sĩ liệt kê 5 sai lầm khi uống collagen phụ nữ thường mắc... (Thứ Hai, 20:25:00 08/03/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:01 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:08 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:00 12/02/2023