Người Việt chi gần 13.000 tỷ đồng ăn quà vặt mỗi tháng

Mức chi tiêu cho ăn uống bên ngoài của nhóm đối tượng sinh năm 1995 trở về sau vào khoảng 890.000 đồng mỗi tháng, theo nghiên cứu của Decision Lab.

Hãng nghiên cứu thị trường Decision Lab vừa công bố báo cáo xu hướng chi tiêu của nhóm đối tượng sinh năm 1995 trở về sau (hay còn gọi là thế hệ Z). Ước tính Việt Nam có hơn 14,4 triệu người đang trong độ tuổi này và hơn 56% trong số đó không có thu nhập hoặc thu nhập dưới 3 triệu đồng mỗi tháng.

Dù thu nhập khiêm tốn và phụ thuộc nhiều vào gia đình, nhưng mức chi tiêu cho ăn uống bên ngoài của thế hệ Z lên đến 892.400 đồng. Tính bình quân mỗi tháng, số tiền nhóm đối tượng này dành ra cho ăn uống gần 13.000 tỷ đồng. Đây được đánh giá là nhóm khách hàng tiềm năng và tiên phong cho những thay đổi của ngành kinh doanh ẩm thực ở các thành phố lớn.

Người Việt chi gần 13.000 tỷ đồng ăn quà vặt mỗi tháng

Người Việt chi gần 13.000 tỷ đồng ăn quà vặt mỗi tháng

Theo Decision Lab, ước tính có khoảng 133 triệu lượt khách hàng thuộc nhóm đối tượng này chi tiêu ăn uống bên ngoài trong quý III năm nay. Cửa hàng thức ăn nhanh là địa chỉ hấp dẫn nhất với khoảng 25% sự lựa chọn, tiếp đến là 18% quán xá đường phố và 17% cửa hàng tiện lợi.

Thói quen ăn uống của nhóm đối tượng này khác biệt tương đối rõ rệt so với thế hệ trước, mà nguyên nhân một phần đến từ việc dễ thích nghi với lối sống hiện đại Điển hình như việc có thể ăn uống bất kể thời gian nào trong ngày, trong khi những độ tuổi khác thường tuân thủ thói quen dùng bữa theo khung giờ cố định. Thức uống ưa thích nhất của nhóm đối tượng này là trà sữa trong khi thế hệ trước duy trì sở thích với cà phê và bia rượu

cuộc sống gắn liền với mạng xã hội, nhưng phần lớn nhóm đối tượng này không tin tưởng quảng cáo, bài đánh giá trực tuyến và giới thiệu từ người nổi tiếng. Tham khảo thông tin từ gia đình vẫn tác động lớn đến việc đưa ra quyết định chi tiêu bên ngoài. Báo cáo này cho rằng các doanh nghiệp hoạt động trong ngành ẩm thực muốn chiếm được niềm tin của nhóm đối tượng này cần tập trung vào việc lắng nghe và xử lý kịp thời phản hồi, đảm bảo trải nghiệm tích cực cho người dùng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật