Những kiêng kỵ mà cô dâu, chú rể cần biết khi tổ chức đám cưới

Trong quan niệm của người Việt có thờ có thiêng có kiêng có lành nên nhiều người vẫn cố gắng kiêng dè trong đám cưới một số điều với hy vọng cuộc sống vợ chồng sau này sẽ thuận lợi, suôn sẻ.

Kiêng kỵ tổ chức đám cưới khi nhà đang có tang

Khi nhà đang có tang, điều kiêng kỵ là không nên tổ chức các cuộc vui. Đám cưới là việc "hỷ" nên đương nhiên phải hoãn lại, chờ đến khi hết tang mới được tổ chức.

Theo quan niệm dân gian, con cái phải để tang cha mẹ 3 năm, cháu để tang ông bà một năm. Ngoài ra còn yêu cầu cụ thể thời hạn để tang với những người khác trong gia đình.

Khi nhà đang có tang, điều kiêng kỵ là không nên tổ chức các cuộc vui

Khi nhà đang có tang, điều kiêng kỵ là không tổ chức các cuộc vui

Lúc này, đám cưới sẽ được tiến hành nhanh chóng trong nội bộ hai gia đình. Khách mời chỉ giới hạn là những người ruột thịt hoặc thân thiết.

Không mời dự đám cưới khi chưa tổ chức lễ ăn hỏi

Đây là điều kiêng kỵ dành cho nhà gái. Thông thường, nhà trai sẽ ấn định ngày cưới dựa trên cơ sở thỏa thuận, đồng ý của nhà gái.

Ngày ăn hỏi, hai bên gia đình sẽ ấn định một lần cuối về ngày cưới. Trước lễ ăn hỏi, nhà trai có thể mời cưới họ hàng, bạn bè xa gần nhưng nhà gái chỉ được mời sau lễ ăn hỏi, nếu không sẽ bị chê là "vô duyên", "chưa ai hỏi mà đã cưới".

Không mời cưới khi chưa tổ chức lễ ăn hỏi

Không mời cưới khi chưa tổ chức lễ ăn hỏi

Tuy nhiên, ngày nay, để tiết kiệm thời gian và chi phí, nhiều gia đình thường tổ chức ăn hỏi và tiệc cưới liền ngày nhau nên nhà gái khó tránh khỏi việc mời cưới trước.

Không làm đám cưới vào năm kim lâu

Khi xem xét tuổi cưới, người ta thường căn cứ vào ngày sinh tháng đẻ của cô dâu. Năm kim lâu là năm mà cô dâu có số tuổi với đuôi là 1, 3, 6, 8.

Người ta cho rằng nếu cưới hỏi vào năm kim lâu thì sẽ gặp nhiều rủi ro trong quan hệ vợ chồng hôn nhân dễ tan vỡ, khó nuôi con, vợ chồng khắc khấu, lục đục, hay cãi cọ…

người ta thường tránh tổ chức đám cưới vào năm kim lâu

Người ta thường tránh tổ chức đám cưới vào năm kim lâu

Vì thế, người ta thường cho rằng điều kiêng kỵ là không tổ chức đám cưới vào năm kim lâu. Tuy nhiên, một số người cho rằng với năm kim lâu vẫn có thể cưới được nếu qua ngày Đông chí.

Cô dâu không được xuất hiện trước khi chú rể vào đón

Vào ngày đón dâu, nhà gái không được cho gia đình nhà trai thấy mặt trước chú rể vì để được coi trong sau lễ cưới và không bị mất duyên nên tân nương sẽ phải ngồi trong phòng, đóng kín cửa và không được ra ngoài cho tới khi chú rể bước vào, tặng hoa cưới và đón cô dâu ra chào họ hàng.

Kiêng kỵ khi để mẹ đẻ đưa con gái về nhà chồng

Thường thì chỉ có bố cô dâu và những người họ hàng thân cận bên nhà gái, các vị cao niên trưởng bối mới được đưa cô dâu về nhà chồng. Một lý giải khá thú vị cho phong tục này là sợ con dâu và mẹ đẻ sẽ tạo nên thế lực lấn át mẹ chồng

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật