Tìm hiểu về ngày 8/3 - Ý nghĩa và lịch sử hình thành

Ý nghĩa ngày 8/3

Ngày 8/3 là ngày Quốc tế Phụ nữ hay còn gọi là ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế. Trong một thế kỷ qua, người phụ nữ đã giành được sự bình đẳng trước pháp luật trong hầu hết các lĩnh vực và ở hầu hết các nước trên thế giới. Tuy thế, hiện nay phụ nữ vẫn không ngừng tranh đấu vì quyền bình đẳng với nam giới.

Ngày 8/3 là ngày quốc tế phụ nữ

Ngày 8/3 là ngày quốc tế phụ nữ


Những hoạt động của ngày 8/3

Tại một số quốc gia, ngày 8/3 được kỷ niệm bằng những hoạt động liên hoan, diễu hành đòi quyền bình đẳng với nam giới, ở các mức lương, ở cơ hội giáo dục đào tạo, và thăng tiến trong nghề nghiệp, hay là điều kiện an sinh xã hội, chống mại dâm và bạo lực đối với phụ nữ nói chung là những vấn đề thực tiễn. Ngày này, thường là phụ nữ châu Âu và Bắc Mỹ từ chối nhận hoa, vì xem đó là một dấu hiệu không bình đẳng và chỉ có tính cách hình thức.

Ở Việt Nam, ngày 8/3 thường là ngày phụ nữ được ưu tiên tặng hoa, quà để bày tỏ lòng tri ân, nhưng ít nói đến chuyện bình đẳng giới bền vững, lâu dài. Ngày 8/3 thường được tổ chức ở các cơ quan, đoàn thể... nơi có phụ nữ làm việc và tham gia.

Hoa hồng là quà tặng tuyệt vời cho phái đẹp

Hoa hồng là quà tặng tuyệt vời cho phái đẹp

Lịch sử hình thành ngày 8/3

Trước đây tư tưởng trọng nam khinh nữ rất nặng nề nên người phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi.

Lịch sử đấu tranh mới chỉ bắt đầu từ thời Hy Lạp cổ đại, cuộc đấu tranh chống lại nam giới để chấm dứt chiến tranh.

Lịch sử ngày này bắt đầu từ năm 1857 đến năm 1911. Ngày 8-3 năm 1857 công nhân ngành dệt đã đấu tranh chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và vất vả của họ tại thành phố New York: 12h làm việc một ngày.

Phụ nữ đấu tranh đòi quyền bình đẳng

Phụ nữ đấu tranh đòi quyền bình đẳng

Hai năm sau cũng vào tháng ba, công đoàn đầu tiên được thành lập bởi các nữ công nhân Hoa Kỳ trong ngành dệt may đã bảo vệ và giành được một số quyền lợi.

Vào ngày 8/3 năm 1908 tức là 50 năm sau 15.000 phụ nữ đã diễu hành trên các đường phố New York để đòi giảm giờ làm, lương cao và giảm giờ làm, đồng thời chấm dứt việc nhận trẻ em vào làm trong các công xưởng.

Khẩu hiệu của họ là "Bánh mì và hoa hồng khẩu hiệu này thể hiện cho mong muốn có đời sống vật chất đầy đủ hơn nhưng đồng thời cũng có đời sống tinh thần thoải mái hơn.

Vào năm 1909, Đảng Xã hội Hoa Kỳ tuyên bố ngày 28/2 là ngày Quốc tế phụ nữ.

Trong hội nghị Phụ nữ do Quốc tế thứ II (Quốc tế Xã hội chủ nghĩa) tổ chức vào ngày 8/3 năm 1910, 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Chủ tịch là Clara Zetkin, phụ nữ Đức đã đề nghị một ngày quốc tế phụ nữ để kỷ niệm những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới.

Hội nghị đã chọn ngày 8/3 làm ngày Quốc tế phụ nữ.

Năm 1911, ngày Quốc tế phụ nữ đánh dấu cho lần đầu tiên ở Áo, Đan Mạch, Đức, Thụy Sỹ đã được hơn 1 triệu người tham gia.

Ngày 8/3 năm 1975, Liên Hiệp Quốc đã chú ý và tổ chức ngày Quốc tế phụ nữ.

Năm 1977, Liên Hiệp Quốc quyết định mời các nước dành một ngày để nói lên quyền lợi và hòa bình thế giới.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật