Bạch đậu khấu - loài cây gia vị tự nhiên giúp tiêu thực, chống nôn

Bạch đậu khấu là loại lcây mọc tự nhiên và được trồng ở vùng núi cao, có khí hậu mát lạnh như Lào Cai, Cao Bằng. Ở một số nơi, người ta lấy hạt bạch đậu khấu làm gia vị.

Bộ phận dùng làm thuốc duy nhất của bạch đậu khấu là quả, trong y học cổ truyền, bạch đậu khấu có vị cay, tính ấm, vào các kinh tỳ, vị, phế, có tác dụng hành khí, ấm dạ dày trừ hàn, tiêu thực, chống nôn, giã rượu chữa đau bụng trướng đầy đau dạ dày khó tiêu nôn mửa tiêu chảy sốt rét Ngày dùng 2 - 6g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột. Chú ý, khi sắc thuốc gần xong, nước còn đang sôi mới cho bạch đậu khấu vào vì sắc lâu dược liệu sẽ giảm tác dụng. Nhân dân ở nhiều nơi có tập quán nhai và ngậm bạch đậu khấu để làm thơm hơi thở chữa chứng hôi miệng Khi thấy lợm giọng buồn nôn nhấm ngay ít hạt bạch đậu khấu, nuốt nước cũng rất tốt. Dùng riêng hoặc phối hợp với nhiều vị thuốc khác theo công thức sau:

Chữa sôi bụng, ngực đau nôn mửa: bạch đậu khấu 5g trầm hương 5g, tán nhỏ, rây bột mịn, chia làm 10 gói. Mỗi ngày, trẻ lớn uống 2 gói, trẻ nhỏ 1 gói. Cho thuốc vào nước sôi, khuấy đều, để lắng 5-10 phút, chắt nước uống. Hoặc bạch đậu khấu 3g, trúc nhự 9g, đại táo 3 quả gừng tươi 3g. Giã nát gừng, ép lấy nước. Các dược liệu khác sắc với 200ml nước còn 50ml, uống với nước gừng.

Chữa tiêu chảy: bạch đậu khấu, kha tử, trần bì cam thảo, mỗi vị 20g; thanh bì 15g; đinh hương 5g. Tất cả giã nhỏ, tán thành bột mịn, đóng mỗi gói 2g. Liều dùng: từ 1 - 2 tuổi: uống 1 gói; 3 - 4 tuổi (2 gói); trên 4 tuổi (3-6 gói). Chia làm 2 lần. Hoặc bạch đậu khấu 12g; thanh mộc hương, tiểu hồi hương, trần bì, can khương ô mai mỗi vị 6g. Sắc uống.

Chữa say rượu: bạch đậu khấu 5g cam thảo 5g. Sắc nước uống.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật