Có nên dọn dẹp "vùng kín" thường xuyên hay là không?

Vùng kín của nhiều chị em có nên dọn dẹp thường xuyên hay không? Nhiều chị em băn khoăn nên để "rừng nguyên sinh" hay wax, nhổ bỏ, cắt?

Tác dụng của lông vùng kín

Lông mu có tác dụng bảo vệ cô bé, giúp cô bé tránh khỏi sự xâm hại của vi khuẩn và tránh mầm bệnh Nhưng hiện nay, với sự thay đổi không ngừng của khí hậu, đặc biệt là trong những ngày hè oi bức, thì lông mu lại có "tác dụng ngược", đó là tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn nấm hoành hành, dễ gây viêm nhiễm, mất vệ sinh cho "cô bé".  

Ngoài ra, lông mu còn làm cho bộ phận sinh dục nhạy cảm hơn. Với các bạn gái, nó khiến bạn trở nên quyến rũ và gợi cảm hơn.

Có nên "dọn sạch cỏ" vùng kín?

 Vì mục đích làm đẹp vì lý do cá nhân mà không ít chị em đã từng một lần nghĩ đến chuyện thay đổi "diện mạo" của vùng kín Chuyện vi-ô-lông ở "vùng kín" tưởng chừng là bình thường nhưng nhiều khi lại là nỗi băn khoăn lớn của chị em. Tuy nhiên tẩy lông hay bất kì biện pháp nào khác dùng để "dọn dẹp vùng kín" đều có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da vùng kín" thông qua quan hệ tình dục Đó là kết luận đã được rút ra từ các nghiên cứu của Pháp, Mỹ và Singapo.  

Nhiễm trùng da phổ biến nhất trong trường hợp này là viêm da và dẫn đến bệnh u mềm lây (Molluscum contagiosum) u mềm lây là một bệnh ngoài da thông thường do virus gây nên. Khi bị u mềm lây, trên vùng da xuất hiện những u nhỏ màu trắng hoặc hồng nhạt trông giống mụn cơm Loại nhiễm trùng này có thể xảy ra với bất kì đối tượng nào.   

Các nhà nghiên cứu tại một phòng khám ở Nice, Pháp đã tiến hành một cuộc thăm dò đối với những người mắc bệnh này để đánh giá mối liên quan giữa bệnh và việc "dọn dẹp vùng kín". Trong số 30 bệnh nhân (6 phụ nữ và 24 nam giới) đã đến thăm khám vì bị bệnh lây truyền qua đường tình dục trong năm 2011 và 2012, thì 93% đã "dọn dẹp vùng kín" bằng cách cạo (70%), cắt (13%) hoặc waxing (10%). 10 trong số 30 bệnh nhân bị thêm ít nhất một bệnh về da khác ngoài bệnh u mềm lây. Các bệnh về da khác có thể xuất hiện dễ dàng nếu bạn "dọn dẹp vùng kín" là mụn cóc hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn.  

Chia sẻ thêm về điều này, TS Nguyễn Viết Lượng, phụ trách Trung tâm Da liễu và Thẩm mỹ, Viện Bỏng Quốc gia, cũng thừa nhận, chị em có thể gặp phiền toái về sức khỏe không phải vì không có lông vùng kín, mà là do các phương pháp tẩy lông, bởi không phương pháp nào an toàn 100%. Chẳng hạn, việc dùng dao cạo nếu không cẩn thận có thể gây sây sát vùng kín. Ngoài ra, lông mọc lại sẽ rất cứng.  

Để giữ sức khỏe cho cơ quan sinh dục, chị em nên chịu khó vệ sinh sạch sẽ, còn vấn đề thẩm mỹ khi đi biển thì nên khắc phục bằng cách chọn quần bơi có đệm ở vùng tam giác, chứ không nhất thiết phải tẩy lông.  

Nên chăng nếu lông vùng kín dài quá, bạn chỉ tỉa gọn nó ngắn hơn một thút thôi, khoảng 2-3 cm là ổn và đẹp rồi. Việc tỉa ngắn này vẫn giúp bạn vệ sinh dễ dàng mỗi lần đi tiểu nặng, nhẹ và ngày “đèn đỏ” vệ sinh cũng dễ dàng hơn, lại không bị nhiễm các chứng bệnh phụ khoa nữa.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật