Hội chứng thắt lưng chậu và các phương pháp điều trị

Hội chứng thắt lưng chậu có những tên gọi khác nhau như hội chứng đau dây thần kinh hông giả, đau chậu - đùi - cẳng chân - giả dây thần kinh hông to. Bệnh thường gặp ở người làm việc quá sức, đi khập khễnh, phụ nữ mang thai, phụ nữ trên 50 tuổi...  Biểu hiện đặc trưng là đau lưng.

Căn nguyên của hội chứng thắt lưng chậu

Qua nhiều kết quả nghiên cứu, phân tích trên lâm sàng, xét nghiệm và Xquang cũng như phẫu thuật, nhiều tác giả đã đưa ra giả thuyết nguyên nhân bệnh sinh của hội chứng thắt lưng chậu là do vai trò của rối loạn tư thế và lực kéo phát sinh từ dây chằng thắt lưng - chậu và viêm dây chằng là nguồn gốc của những kiểu đau lan. Sau đó, với yếu tố thời gian đã biến viêm cốt mạc dây chằng thắt lưng - chậu thành trạng thái xơ hóa ngấm vôi.

Những yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh này là gù vẹo cột sống quá ưỡn thắt lưng, đi khập khễnh, hai chi dưới không cân bằng, các di chứng của tai nạn, làm việc quá sức mang thai hoặc quá trình thoái hóa đĩa đệm cột sống của người phụ nữ trên 50 tuổi, hoàn cảnh nghề nghiệp, đời sống liên quan...

Nên phẫu thuật cắt dây chằng thắt lưng - chậu nếu tăng cảm giác đau tái phát dai dẳng.

Nên phẫu thuật cắt dây chằng thắt lưng - chậu nếu tăng cảm giác đau tái phát dai dẳng.

Để chẩn đoán chính xác bệnh?

Vùng thắt lưng chậu là khu vực tập trung, khu trú của nhiều bệnh khác nhau, dễ nhầm lẫn trong chẩn đoán. Vì vậy, thầy thuốc nên hỏi tỉ mỉ, cẩn thận để bệnh nhân chỉ vị trí đau chính xác. Đặc trưng của hội chứng này là đau ở phần thấp và thường là một bên của cột sống thắt lưng, lan xuống phần ngoài đùi, đôi khi lan xuống cẳng chân và vùng bẹn.

Thăm khám:

- Sờ nắn vào 1/3 sau của mào chậu, người bệnh thấy đau Dùng ngón tay trỏ và ngón tay giữa quặp móc tỳ mạnh vào vùng vồng lên của cốt mạc dây chằng thắt lưng - chậu, nếu gây đau thì đó là triệu chứng đặc trưng của hội chứng thắt lưng - chậu. Muốn phát hiện được triệu chứng này phải khám ở ba tư thế: nằm sấp gù lưng nằm ngửa co gối dạng chân và nằm nghiêng để tạo tình trạng mềm giãn cơ dây chằng sau tới mức tối đa.

- Sờ nắn kết hợp với khám đoạn vận động chậu hông - cột sống chuyển động theo tư thế đứng, quan sát từ phía lưng, động tác gấp thân sẽ kéo theo sự căng giãn dây chằng thắt lưng - chậu. Từ tư thế này xoay và nghiêng bên kết hợp với gấp nhằm tác động vào dây chằng thắt lưng chậu một lực kéo mạnh gây đau ở phía bên có viêm cốt mạc - dây chằng thắt lưng - chậu. Sau đó phát hiện vùng đau ở phía ngoài chi dưới bằng cách ấn trên đường đi của cân đùi và cơ cẳng chân trước, người bệnh thấy đau trội lên.

Xquang: Có thể thấy những hình ảnh tổn thương khi chụp vùng thắt lưng - chậu: Vôi hóa ở chỗ bám cốt mạc (gai xương) rất hay gặp (92%) nhưng có khi vôi hóa ở chính dây chằng thắt lưng chậu...

Hội chứng thắt lưng chậu có những thể bệnh nào?

Trên thực tế lâm sàng, căn cứ vào vị trí và tính chất đau để phân chia các thể bệnh. Tuy nhiên có một số thể không có đầy đủ những triệu chứng của viêm cốt mạc - dây chằng thắt lưng - chậu như: Thể chậu - đùi: chỉ xâm phạm đến cân đùi; Thể chậu - đùi - cẳng chân: có sự tham gia của cơ cẳng chân trước; Thể đau bẹn: đau bất thường không thành một dạng nhất định và không có dấu hiệu khám xét khách quan thuần nhất.

Các phương pháp điều trị

Điều trị cấp cứu đối với những thể cấp chuyển thành thể tăng cảm đau, giả liệt. Cho điều trị triệu chứng như nằm nghỉ hoàn toàn, phong bế vùng viêm cốt mặc - dây chằng thắt lưng - chậu phối hợp với gây tê cục bộ dịch treo corticoid ngoài ra cho kết hợp thêm các thuốc chống viêm không steroid và các thuốc giãn cơ

Điều trị căn nguyên: Dù nguyên nhân nào, khi bệnh chuyển sang thể bán cấp, ít nhiều mạn tính và tái phát thì đều có thể dùng thuốc giảm đau và nằm nghỉ, bệnh cũng tạm lui. Đối với những ca tăng cảm đau tái phát dai dẳng mà điều trị nội khoa kém tác dụng thì phải chỉ định phẫu thuật cắt dây chằng thắt lưng chậu.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật