Khuyến cáo: Nằm nhiều cũng có thể dẫn đến sa tử cung

Hầu hết những chị em từng trải qua thời kỳ sinh nở đều gặp phải hiện tượng tử cung (hay còn gọi là sa dạ con) bị sa xuống thấp trong âm đạo hoặc sa hẳn ra ngoài âm hộ.

 

Nguyên nhân và biểu hiện sa tử cung

Theo các bác sĩ thì nguyên nhân dẫn đến sa tử cung chủ yếu là do chức năng của dây chằng vùng xương chậu tử cung bị suy yếu.

Trong quá trình mang thai cơ sàn chậu của phụ nữ bị mềm ra cộng với sức nặng của bào thai khiến cho chúng bị suy yếu thêm dẫn đến việc gặp khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ nâng đỡ nên dễ bị sa xuống. Đặc biệt những người sinh thường có nguy cơ cao do cơ và dây chằng ở vùng xương chậu bị kéo dãn mạnh khi sinh.

Ngoài ra, sau khi sinh nếu thường xuyên vận động mạnh, làm việc nặng nhọc cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng sa tử cung Thậm chí, đây cũng là chứng bệnh có thể di truyền nếu trong gia đình có người bị.

Sa dạ con có mức độ nặng nhẹ khác nhau cụ thể như sau:

- Mức độ 1: Dạ con sa nhưng cổ dạ con vẫn còn nằm bên trong âm đạo.

- Mức độ 2: Cổ và một phần thân dạ con lồi ra hẳn bên ngoài âm đạo.

- Mức độ 3: Toàn bộ dạ con lồi ra phía ngoài âm đạo, có thể bị viêm nhiễm, lở loét.

Đa phần phụ nữ sau sinh thường bị nhẹ ở mức độ 1, nặng hơn nữa là mức độ 2. 

Phòng tránh sa dạ con sau khi sinh

- Sau sinh để phòng tránh sa dạ con sản phụ không nên ngồi hoặc nằm ở một tư thế quá lâu mà nên thường xuyên thay đổi vị trí, tư thế nằm.

- Thường xuyên đi lại, vận động chân tay nhẹ nhàng vừa giúp máu huyết lưu thông để phòng tránh sa dạ con rất hiệu quả.

- Sau sinh sản phụ nữ không nên nín nhịn tiểu tiện.

- Nên cho bé bú càng sớm càng tốt vừa là cách kích thích sữa mau về vừa giúp phòng tránh sa dạ con rất tốt.

- Sau sinh sản phụ cần ăn nhiều rau xanh và trái cây để phòng tránh táo bóntáo bón cũng là một trong những yếu tố khiến sản phụ dễ bị sa dạ con.

- Ngoài ra, sản phụ cần tránh vận động và làm việc quá sức mà nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và vận động nhẹ nhàng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật