Sa dạ con là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, phòng và trị bệnh

Sa dạ con là gì?

Sa dạ con hay còn gọi là sa cơ quan sinh dục thường gặp ở phụ nữ sau sinh. Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến phụ nữ sau sinh bị sa dạ con, tuy vậy hiện tượng này không quá nguy hiểm, hoàn toàn có thể chữa trị dứt điểm.

Sa dạ con thường xảy ra ở phụ nữ sau sinh

Sa dạ con thường xảy ra ở phụ nữ sau sinh

Nguyên nhân sa dạ con

Sau sinh một tháng, tử cung của sản phụ vẫn chưa co giãn và trở về trạng thái bình thường mà còn khá to và nặng, gây ra hiện tượng dạ con bị sa xuống dưới.

Nằm quá nhiều, ít vận động dễ bị sa dạ con sau sinh

Hiện tượng sa dạ con sau sinh thường xảy ra ở những phụ nữ

- Bị suy nhược cơ thể, suy nhược toàn thân cũng dễ bị sa dạ con sau sinh

- Những phụ nữ sinh non nhiều lần thường có nguy cơ bị sa dạ con cao hơn những sản phụ khác.

- Ít vận động sau sinh cũng là một trong những nguyên nhân khiến dạ con bị sa.

- Những sản phụ làm việc quá sức, có nhiều khí hư cũng là một trong những nguyên nhân khiến dạ con bị sa xuống.

Phụ nữ sinh non thường có nguy cơ sa dạ con

Phụ nữ sinh non thường có nguy cơ sa dạ con

Triệu chứng thường gặp

Sa dạ con có mức độ nặng nhẹ khác nhau cụ thể như sau:

- Mức độ 1: Dạ con sa nhưng cổ dạ con vẫn còn nằm bên trong âm đạo.

- Mức độ 2: Cổ và một phần thân dạ con lồi ra hẳn bên ngoài âm đạo.

- Mức độ 3: Toàn bộ dạ con lồi ra phía ngoài âm đạo, có thể bị viêm nhiễm, lở loét.

- Đau lưng là một trong những triệu chứng của sa dạ con

Điều trị xa dạ con

Xoa bóp chữa sa dạ con

Trong trường hợp sản phụ bị sa dạ con ở mức độ nhẹ có thể áp dụng một số cách xoa bóp để chữa lành, cụ thể như sau:

Day huyệt bách hội: Thực hiện day, ấn liên tục 100 lần.

Xoa vùng thượng vị: Bạn dùng tay phải áp vào vùng thượng vị rồi day đi day lại, mỗi lần thực hiện trong khoảng 3 phút.

Xoa bóp vùng rốn 

Massage bụng: Bạn đặt lòng bàn tay trái để lên mu bàn tay phải rồi úp vào vùng rốn, massage theo chiều kim đồng hồ, mỗi lần thực hiện 2 phút.

Day huyệt tam giao: Dùng ngón tay day huyệt tam giao 2 bên, mỗi bên thực hiện 50 - 100 lần.

Hoặc khi tử cung bị sa ra ngoài nên dùng tay đẩy nhẹ vào âm đạo, sau đó cúi người xuống để mông lên cao khoảng 20 phút kết hợp với xoa bóp bấm huyệt nêu trên.

Sau sinh, vài giờ, sản phụ nên ngồi dậy, vận động nhẹ nhàng

Sau sinh, vài giờ, sản phụ nên ngồi dậy, vận động nhẹ nhàng

Món ăn bài thuốc chữa sa dạ con sau sinh

- Cháo kê, lươn

- Cháo kê, thủ ô và trứng

- cá diếc tốt cho phụ nữ bị sa dạ con

- Cháo kê đẳng sâm thăng ma

- Canh lươn

- Canh cá diếc, hoàng kỳ

Phòng tránh sa dạ con sau khi sinh

- Sản phụ không nên ngồi hoặc nằm ở một tư thế quá lâu mà nên thường xuyên thay đổi vị trí, tư thế nằm.

- Nên thường xuyên đi lại, vận động chân tay nhẹ nhàng vừa giúp máu huyết lưu thông để nhanh chóng phục hồi sau sinh vừa phòng tránh sa dạ con rất hiệu quả.

- Sau sinh sản phụ nên đi tiểu ngay không nên nín nhịn tiểu tiện.

- Sau sinh từ 6-8 giờ sản phụ nên ngồi dậy, ngày thứ 2 thì đứng dậy đi lại nhẹ nhàng.

- Nên cho bé ăn sữa mẹ càng sớm càng tốt vừa là cách kích thích sữa mau về vừa giúp phòng tránh sa dạ con rất tốt.

- Sau sinh sản phụ cần ăn nhiều rau xanh và trái cây để phòng tránh táo bón. Vì táo bón cũng là một trong những yếu tố khiến sản phụ dễ bị sa dạ con.

- Ngoài ra, sản phụ cần tránh vận động và làm việc quá sức mà nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và vận động nhẹ nhàng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật