Sa dạ con sau sinh gây ra nhiều biến chứng như: Viêm bàng quang, tiểu ra máu

Ban đầu, kích thước khối sa nhỏ, xuất hiện khi lao động hoặc đi lại nhiều, nằm nghỉ thì khối sa tụt vào trong âm đạo hoặc tự đẩy lên được.

Hỏi:

Mẹ cháu bị sa dạ con, hiện tại khối sa thường xuyên gây vướng víu và hay bị són tiểu. Cháu nghe nói hiện nay bệnh này được điều trị bằng phương pháp khâu treo nội soi chứ không  phải mổ cắt như trước kia nữa. Và không biết bệnh của mẹ cháu có điều trị được bằng phương pháp này không? Xin hỏi mẹ cháu nên khám để điều trị ở đâu?

 

Trả lời:

Sa dạ con (tử cung) còn gọi sinh dục là sa các cơ quan vùng chậu được biết đến do tình trạng suy yếu của hệ thống nâng đỡ của đáy chậu, dẫn đến sự tụt xuống của các cơ quan vùng chậu vào âm đạo, xuất hiện khối sa lồi ở vùng âm hộ tầng sinh môn Ban đầu, kích thước khối sa nhỏ, xuất hiện khi lao động hoặc đi lại nhiều, nằm nghỉ thì khối sa tụt vào trong âm đạo hoặc tự đẩy lên được. Càng về sau khối sa càng to, sa thường xuyên, không đẩy lên kèm theo có tức nặng bụng dưới, cảm giác vướng víu khó chịu vùng âm hộ - tầng sinh môn.

Sa dạ con thường gặp sau khi sinh

 Sa dạ con thường gặp sau khi sinh

Các triệu chứng rối loạn tiểu tiện (do bàng quangniệu đạo bị sa): tiểu khó tiểu buốt són tiểu tiểu ra máu khi có viêm bàng quang hoặc có sỏi bàng quang hình thành do sự ứ trệ nước tiểu lâu ngày.

Rối loạn đại tiện (do sa trực tràng): đại tiện khó táo bón hay có cảm giác mót rặn, tức nặng vùng hậu môn... Có thể ho cười  nhiều, leo cầu thang và hoạt động mạnh là nước tiểu tự nhiên chảy ra. Từ trước đến nay có nhiều phương pháp điều trị sa sinh dục tùy độ sa nặng hay nhẹ. Hiện nay có kỹ thuật nội soi khâu treo mỏm cắt và mỏm nhô điều trị sa sinh dục và điều trị són tiểu rất ưu việt. Tuy nhiên phương pháp này chưa áp dụng rộng rãi mà mới chỉ tiến hành ở các bệnh viện đầu ngành về sản và ngoại khoa. Vì vậy cháu có thể đưa mẹ đến khám và điều trị ở các bệnh viện chuyên phụ sản.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật