Cây giọt sành - Thành phần, tinh vị và tác dụng dược lý của cây giọt sành

Cây giọt sành

Giọt sành, Bã mía, Thanh táo rừng - Pavetta indica L., thuộc họ Cà phê - Rubiaceae.

Mô tả:

Cây nhỏ mảnh, cao khoảng 3m hay cây gỗ nhỏ, có cành mọc đối với nhánh non mảnh, nhẵn, có lông bột hay lông mềm. Lá mọc đối, có hình dạng thay đổi, hình trái xoan thuôn, dài 6-23cm, rộng 2-7cm, nhẵn, có lông bột hay lông mềm ở mặt dưới. Hoa trắng, thành xim ở ngọn, có khi thành chuỳ, ngắn hơn lá; lá bắc dạng màng, rộng, dạng đấu, tồn tại.

Quả dạng quả mọng hình cầu, đường kính 4-5mm, có 2 ô, mang một đầu nhuỵ tồn tại dạng vòng. Hạt 1 trong mỗi ô, màu nâu đen đen, phẳng hay lõm ở trong, lồi trên mặt lưng.

Bộ phận dùng: Rễ, lá, gỗ - Radix, Folium et Lignum Pavettae Indicae.

Nơi sống và thu hái: Có nhiều thứ khác nhau phân bố khắp nước ta, mọc dọc theo các suối ở rừng thứ sinh sau nương rẫy, gặp trong rừng đất sét ở Hoà Bình, Quảng Ninh, Vĩnh Phú. Còn phân bố ở Ấn Độ, Malaixia, Trung Quốc, úc châu.

Thành phần hoá học: Vỏ rễ chứa một glucosid đắng và thơm.

Tính vị, tác dụng: Rễ đắng, có tác dụng khai vị lợi tiểu. Lá tiêu viêm sát trùng

Cây giọt sành trị các bệnh ngoài da như mụn nhọt rất hiệu quả

Cây giọt sành trị các bệnh ngoài da như mụn nhọt rất hiệu quả

Công dụng dược lý từ cây giọt sành

Gỗ chẻ mỏng nấu nước như Chè, dùng chữa tê thấp. Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ nấu uống khai vị và trị tắc nghẽn ruột và cũng như ở Philippin, người ta nghiền vỏ rễ, rồi lẫn với Gừng và nước cơm dùng chữa thuỷ thũng và làm thuốc lợi tiểu Ở Malaixia, người ta dùng đắp trị ghẻ lở.

Lá dùng làm cao dán trị mụn nhọt Nước sắc lá để nguội qua đêm, trong sương dùng làm thuốc xức rửa trị loét mũi. Nước sắc lá, cũng dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống 3 ngày liền sau khi sinh và cũng dùng trị sốt. Lá nấu với nước dưới dạng thuốc chườm nóng, dùng để làm dịu các cơn đau do bệnh trĩ Quả ngâm giấm được dùng làm gia vị.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật