Cách vệ sinh an toàn thực phẩm để chống tiêu chảy

Tiêu chảy cấp là bệnh có thể phòng, chống có hiệu quả bằng cách vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh cá nhân.

Cục An toàn thực phẩm đã có khuyến cáo người dân:

- Lựa chọn rau củ quả, thịt, cá, thực phẩm đã qua chế biến, đồ uống phải có nguồn gốc rõ ràng và bảo đảm an toàn thực phẩm. Thực phẩm tươi sống phải được sơ chế sạch sẽ trước khi chế biến, nấu ăn.

- Thức ăn nên nấu chín kỹ và ăn ngay sau khi nấu. Nếu thức ăn chín đã quá 4 giờ mà không được bảo quản (giữ liên tục nóng trên 60 độ C hoặc lạnh dưới 10 độ C) thì phải nấu kỹ lại trước khi ăn.

- Sử dụng nguồn nước sạch, an toàn để sơ chế, nấu ăn.

- Tránh tiếp xúc giữa thực phẩm sống và thức ăn chín, thức ăn ăn ngay. Không dùng chung dụng cụ sơ chế, chế biến thực phẩm sống và thức ăn chín. Đối với thức ăn sau khi chế biến cần che đậy, phòng tránh ruồi côn trùng và động vật gây ô nhiễm thực phẩm

- Nguyên liệu thực phẩm cần phải bảo quản, che đậy theo yêu cầu của từng loại. Thịt, cá tươi sống bảo quản nhiệt độ lạnh (đông đá). Rau củ quả bảo quản nhiệt độ mát, bao bọc kín thực phẩm trước khi bảo quản kể cả trong tủ lạnh Thực phẩm bao gói bảo quản theo yêu cầu của nhà sản xuất.

- Thực hiện ăn chín, uống chín, không ăn tái, ăn sống thực phẩm không rõ nguồn gốc, không bảo đảm an toàn như tiết canh, gỏi cá, nước lã…

- Không sử dụng các nguyên liệu thực phẩm nghi ngờ, không bảo đảm an toàn, các loại sản phẩm được khuyến cáo có chứa độc tố tự nhiên (nấm độc, cá nóc, cóc, măng lạ, ốc ma…) để chế biến thành thực phẩm.

- Rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh, trước khi chế biến thức ăn và trước khi ăn.

- Xử lý phân, chất thải, rác thải đảm bảo yêu cầu vệ sinh, không dùng phân tươi để tưới rau và nuôi cá.

- Khi có những biểu hiện tiêu chảy cấp nghi do ăn uống cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, trợ giúp kịp thời về chuyên môn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật