Dấu hiệu thực phẩm dự trữ Tết cần loại bỏ ngay lập tức

Thịt gà hỏng có màu xanh xám, bánh chưng và bánh tét để quá lâu trong tủ lạnh sẽ bị mốc trắng, lên men có mùi chua nồng...

Vào dịp lễ Tết, người dân thường có thói quen dự trữ các thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng dần, tiết kiệm chi phí và thời gian mua sắm Tuy nhiên, sau dịp Tết nhiều thực phẩm để trong tủ lạnh quá lâu, có nguy cơ bị hỏng, nếu sử dụng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe

Nhiều trường hợp đã phải nhập viện vì ngộ độc thực phẩm bị tiêu chảy rối loạn tiêu hóa… do ăn phải những thực phẩm bị hỏng sau ngày Tết. Chính vì vậy, việc nhận biết thực phẩm dự trữ Tết không còn đảm bảo sức khỏe là điều vô cùng cần thiết. Nhất là trong điều kiện thời tiết sau Tết nắng nóng, thực phẩm càng dễ bị hư hỏng. Vậy những dấu hiệu nào cho thấy thực phẩm không thể sử dụng được nữa?

Nhận biết qua sự biến đổi về màu sắc

Bạn có thể dễ dàng nhận biết thực phẩm dự trữ trong tủ lạnh còn sử dụng được nữa hay không thông qua màu sắc biến đổi ở bên ngoài của thực phẩm. Tiêu biểu nhất là đối với bánh chưng, bánh tét nếu bạn thấy có dấu hiệu bánh bị mốc trắng, mốc xanh, màu bánh nhợt hơn, không xanh dền nữa thì bạn không nên sử dụng.

Đối với thịt gà đã được nấu chín, khi mới chế biến thường có màu nâu hoặc màu trắng. Nếu bị hỏng, thịt sẽ chuyển sang màu xanh xám hoặc màu xám. Ngoài ra, bạn có thể nhìn thấy nấm mốc hay lớp màng nhầy xuất hiện. Trong trường hợp này, bạn nên loại bỏ hoàn toàn thịt gà hỏng.

Dấu hiệu về mùi vị thay đổi

Những thực phẩm còn tươi ngon vẫn đảm bảo giữ nguyên hương vị đặc trưng, không nhận thấy có mùi vị khác lạ. Tuy nhiên đối với thực phẩm bị hỏng, để lâu trong tủ lạnh hoặc bảo quản không đúng cách sẽ nhanh chóng biến đổi về mùi vị.

Bánh chưng, bánh tét khi bị hỏng thường lên men có mùi chua nồng, khó ngửi chủ yếu là phần góc bánh. Giò, chả có dấu hiệu nhơn nhớt bên ngoài, vị chua, bở nhanh thì không thể sử dụng được nữa.

Chú ý nhiệt độ của tủ lạnh

Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể áp dụng những dấu hiệu màu sắc, mùi vị ở bên ngoài thực phẩm để kết luận mà một yếu tố cần thiết khác bạn không thể bỏ qua đó là nhiệt độ của tủ lạnh.

Nhiều người ngộ nhận rằng, cứ để trong tủ lạnh thì đồ ăn có thể để bao lâu cũng được

Nhiều người ngộ nhận rằng, cứ để trong tủ lạnh thì đồ ăn có thể để bao lâu cũng được

Nếu nhiệt độ tủ lạnh không đáp ứng được điều kiện bảo quản thông thường sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh và thực phẩm nhanh chóng bị hư hỏng. Tủ lạnh ở nhiệt độ 4oC sẽ hạn chế và chặn đứng sự phát triển của vi khuẩn Ngăn đông lạnh nên để ở nhiệt độ -10oC để ngăn sự sinh sôi của vi khuẩn.

Nếu bạn thấy có dấu hiệu ngăn lạnh của tủ có vấn đề như bị chảy nước, không đóng đá thì thực phẩm của bạn sẽ nhanh chóng bị vi khuẩn tấn công, bị hỏng và không thể sử dụng được nữa.

Nhận biết qua số ngày bảo quản

Mỗi loại thực phẩm sẽ có thời gian bảo quản trong tủ lạnh nhất định và căn cứ vào đó để bạn biết rằng mình còn có thể sử dụng thực phẩm này hay không. Cụ thể như sau:

Trứng: Bạn chỉ nên để trong tủ lạnh khoảng 2 tuần, nếu quá thời gian, chất dinh dưỡng sẽ bị giảm và trứng bị hỏng từ bên trong mà bạn không biết.

Thịt hun khói và xúc xích: Quá hạn trong 3 - 7 ngày, bạn phải nhanh chóng loại bỏ vì chúng sẽ phát sinh những vi khuẩn có hại cho sức khỏe

Đối với thịt đông lạnh có thể giữ được trong vài tháng, thịt gia cầm có thể bảo quản trong ngăn đông lạnh khoảng 4 tháng…

Muốn đảm bảo sức khỏe trước khi chế biến sử dụng, bạn cần căn cứ vào những dấu hiệu nhận biết kể trên để loại bỏ những thực phẩm bị hỏng, không thể dùng được nữa.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật