Nhận biết gia cầm bệnh và giết mổ đảm bảo vệ sinh như thế nào?

Cúm gia cầm có thể lây sang người gây tử vong cho người bệnh. Nhận biết gia cầm mắc bệnh sẽ giúp bạn hạn chế khả năng lây nhiễm.

Vừa qua, một người Hong Kong đã tử vong do nhiễm cúm gia cầm H7N9. Đây là một bệnh lây nhiễm từ gia cầm sang người và có thể truyền từ người sang người. Những năm qua, nhiều trận dịch cúm gia cầm nổ ra khiến người dân vô cùng lo lắng. Việc nhận biết gia cầm mắc bệnh sẽ giúp bạn có cách thức xử lí đúng đắn, hạn chế khả năng nhiễm bệnh

Cách nhận biết gia cầm mắc cúm

Sau khi nhiễm virút, gà thường có thời gian ủ bệnh khoảng vài giờ hoặc tối đa 3 ngày, biểu hiện bên ngoài thường xù lông tiêu chảy thân nhiệt cao... Trước khi chết, gà rơi vào trạng thái bại liệt cổ xoắn vặn. Khả năng lây nhiễm rất cao, chỉ trong vài ngày cả đàn có thể nhiễm bệnh và chết.

Ngoài ra, gà mắc cúm nặng thường nhiễm trùng huyết xuất huyết nội tạng (mề, ruột…) và nhiều vị trí dưới da. Phổi là cơ quan bị ảnh hưởng nặng nề nhất, nách sưng to. Mào bị tụ huyết trở thành màu xanh tím, vùng mí mắt sưng phù.

Vịt

So với gà, triệu chứng biểu hiện của vịt khá giống nhưng ở mức nhẹ hơn. Gia cầm đột ngột chết hàng loạt với các triệu chứng giống nhau, khi chết thường co giật thần kinh.

Với các loại gia cầm khác như ngan, ngỗng, chim cút… biểu hiện ít hơn, thường ủ rũ cả đàn, gia cầm chết đột ngột với số lượng lớn.

Dấu hiệu xuất huyết tại mề gà có thể bị nhầm với một số bệnh Newcastle. Việc phù nề xung huyết cũng dễ nhầm sang bệnh tụ huyết trùng. Các dấu hiệu tích viêm xuất huyết của cúm vịt khá giống với dịch tả. Vì thế, khi thấy những dấu hiệu của bệnh, nhất là trong mùa dịch, không nên chủ quan trong lúc tiếp xúc. 

Phòng bệnh

Tiến hành tiêm phòng vắc-xin cho gia cầm, nhất là với đàn lớn. Trong phần ăn hàng ngày của gia cầm cần đảm bảo dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch

Chuồng của gia cầm hoặc nơi sinh sống cần được dọn sạch sẽ và tiến hành sát trùng tiêu độc Đảm bảo thức ăn, nguồn nước không có mầm bệnh Hạn chế khả năng xâm nhập của gia cầm hoang dã.

Thường xuyên giám sát tình hình của gia cầm để xử lý kịp thời, đặc biệt với triệu chứng giảm ăn, chết đột ngột… Trong trường hợp đàn bị nhiễm cúm gia cầm phải tiến hành tiêu huỷ, phòng chống theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

Giết mổ gia cầm đúng cách

Giết mổ gia cầm đảm bảo vệ sinh giúp hạn chế khả năng nhiễm bệnh từ gia cầm. Trước hết phải chọn mua gia cầm khoẻ mạnh, không vì ham rẻ mà mua gia cầm bệnh, có dấu hiệu lạ (da tím tái, xung huyết, chảy dãi, lông xù...). Với gia cầm nuôi được, chỉ giết mổ những con khoẻ, tuyệt đối không làm thịt gia cầm bệnh.

Việc giết mổ nên tiến hành ở nhà, nơi sạch sẽ hoặc ở các địa điểm giết mổ đảm bảo vệ sinh. Khi giết mổ nên đeo khẩu trang, mang găng tay cao su… Làm thịt gà bằng nguồn nước sạch, nên dùng nước pha giấm, nước muối để gà được sạch và có mùi thơm. Các chất thải sau giết mổ cần được phân loại và xử lý đúng cách.

Chất thải rắn như phủ tạng, lông có thể chôn lấp, rắc vôi hoặc nấu chín làm thức ăn cho động vật khác. Số lượng lông nhiều có thể phơi nắng để bán. Nước rửa gà không nên để ứ đọng một chỗ, cần rửa sạch lại chỗ giết mổ bằng xà phòng. Dụng cụ giết mổ trước khi cất nên rửa sạch, có thể dùng nước sôi.

Có nhiều cách để chế biến gia cầm (luộc, rán, nướng…). Ở nhiệt độ trên 70oC, vi-rút cúm gia cầm sẽ bị tiêu diệt, vì thế không nên ăn trứng lòng đào thịt gà tái… để phòng vi-rút cúm tồn tại và gây bệnh. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật