Phương pháp phát hiện và xử lý thai chết lưu như thế nào?

Thai phụ cần có hiểu biết để phát hiện sớm thai chết lưu và được can thiệp kịp thời.

Cách phát hiện thai chết lưu

Ở thai phụ, nếu xảy ra thai chết lưu thường có một số dấu hiệu sau: không thấy thai cử động, mà thời gian trước đó đã nhận thấy thai đạp trong bụng mẹ (bình thường thai từ sau 20 tuần tuổi đã cử động); bụng nhỏ dần đi; hai vú căng và tiết sữa; âm đạo tiết ra nhiều chất màu đỏ sẫm. Trường hợp thai đã chết tương đối lâu sẽ khiến thai phụ có cảm giác chán ăn mệt mỏi buồn nôn hôi miệng âm đạo chảy ra các chất có mủ...

Xử lý thai chết lưu

Thai phụ cần có hiểu biết để phát hiện sớm thai chết lưu và được can thiệp kịp thời.

Xử lý thai lưu càng sớm càng ít gây ảnh hưởng cho mẹ

Xử lý thai lưu càng sớm càng ít gây ảnh hưởng cho mẹ

Thai chết lưu khi còn quá non tháng (1 - 2 tháng) có thể tự tiêu biến đi, nên chính thai phụ cũng không biết mình đã có thai và thai đã chết lưu. Trường hợp thai đã lớn (từ 3 - 6 tháng) sẽ dẫn đến sẩy thai hoặc đẻ (khi thai trên 6 tháng) nhưng thai đã chết từ trong bụng mẹ. Tuy nhiên, có số ít trường hợp thai chết không bị sẩy ngay mà nằm lại trong tử cung một thời gian. Do vậy nếu không lấy ra sớm thì bà mẹ có thể bị nhiễm khuẩn nặng hoặc bị rối loạn đông máu

Đặc biệt rất hiếm xảy ra tình trạng bào thai bị chết có một chất gọi là calciferous bao bọc xung quanh khiến cho bào thai đó bị 'hóa đá'.

Phòng tránh thai chết lưu

Muốn phòng tránh thai chết lưu cần thực hiện các biện pháp sau: trước khi thụ thai cả vợ và chồng cùng phải cẩn thận trong ăn uống như: không dùng các chất kích thích (rượu bia thuốc lá heroin ); thai phụ không nên làm việc nặng, quá sức, độc hại; tránh tiếp xúc với các loại hóa chất ; ăn uống đầy đủ các dưỡng chất; nghỉ ngơi hợp lý; giữ cho tinh thần luôn được thoải mái; đi khám thai định kỳ để bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai nhi

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật