Liệt kê những điều mẹ bầu cần chú ý khi mang song thai

Song thai là trường hợp đặc biệt của thai nghén và được cho là thai nghén có nguy cơ cao hơn gấp 2 - 3 lần so với bình thường. Bên cạnh những bệnh lý chung trong khi mang thai, người mẹ mang song thai còn có thể gặp một số bệnh lý đặc biệt như chuyển dạ khó và sinh non, nhiễm độc thai nghén, hội chứng thai đôi truyền máu cho nhau, tiền sản giật và tăng huyết áp… Do tính chất đặc biệt của thai nghén cũng như nguy cơ của nó khi mang song thai, việc khám thai và theo dõi trước sinh giữ vai trò rất quan trọng. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Hội chứng thai đôi truyền máu cho nhau

Hội chứng thai đôi truyền máu cho nhau gây nguy hiểm cho thai nhi nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ. Do có bất thường ở những mạch máu trong bánh nhau dẫn đến sự cung cấp máu không đều cho mỗi thai nhi Ngoài ra, còn có thể do trong tiến trình phát triển của thai nghén dây rốn của 2 thai xoắn vào nhau và gây chèn ép, làm giảm đi lưu lượng máu mang ôxy và  chất dinh dưỡng đến một thai khiến thai không thể phát triển bình thường như thai kia; hoặc phần bánh nhau dành cho mỗi thai to nhỏ khác nhau cho nên mỗi thai nhận máu không đồng đều.

Hội chứng thai đôi truyền máu cho nhau trong tiến trình phát triển của thai nghén, dây rốn của 2 thai xoắn vào nhau gây chèn ép, làm giảm lưu lượng máu mang ôxy và chất dinh dưỡng đến một thai, khiến 2 thai phát triển không cân đối.

Hội chứng thai đôi truyền máu cho nhau trong tiến trình phát triển của thai nghén, dây rốn của 2 thai xoắn vào nhau gây chèn ép, làm giảm lưu lượng máu mang ôxy và chất dinh dưỡng đến một thai, khiến 2 thai phát triển không cân đối.

Thời gian xảy ra sự truyền máu: sớm là trước 20 tuần và muộn nhất là sau 30 tuần. Còn thông thường xảy ra vào khoảng 24-27 tuần. Thông thường, người mẹ được thăm khám và chẩn đoán theo dõi tại các cơ sở y tế. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào siêu âm, 2 thai phát triển không cân đối. Tiến triển rất xấu nếu hội chứng truyền máu xuất hiện trước 28 tuần. Hậu quả cuối cùng của hội chứng truyền máu: Đẻ non do đa ối

Chuyển dạ sớm và sinh non

Các bác sĩ sản khoa theo dõi hội chứng truyền máu (siêu âm và tiên lượng diễn biến của hội chứng xảy ra) để có thể phải đề nghị mổ lấy thai khẩn cấp (sinh sớm so với tuổi thai) để cứu cháu bé. Do đó, những người mẹ mang song thai dễ tăng nguy cơ chuyển dạ sớm và sinh non Tỷ lệ chuyển dạ sớm cao gấp 2 lần so với những người mẹ mang một thai. Trọng lượng trẻ song thai thường nhẹ cân và phần lớn là non tháng cho nên chăm sóc trẻ sơ sinh chào đời của song thai phải được thực hiện tại cơ sở y tế và phải hết sức khẩn trương tránh bị hạ nhiệt độ do thai nhỏ (thiếu tháng, nhẹ cân). Những tiến bộ về công nghệ y học có thể hỗ trợ trẻ sinh non từ những ngày đầu tại cơ sở y tế.

Nhiễm độc thai nghén

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiễm độc thai nghén song có thể là do cơ thể người mẹ mang song thai không thích ứng gánh nặng của thai nghén gây  cản trở hoạt động của các cơ quan chức năng trong cơ thể. Dấu hiệu của nhiễm độc thai nghénphù chân nhất là những tháng cuối của thai kỳ. Nếu ấn ngón tay vào mắt cá chân rồi nhấc ra sẽ thấy xuất hiện dấu lõm của các ngón tay. Với những trường hợp phù nặng có thể gây phù toàn thân. Ngoài phù chân, người mẹ bị nhiễm độc thai nghén còn có hiện tượng tăng cân rất nhanh do cơ thể bị giữ nước. Với những thai phụ mang song thai được xác định là nhiễm độc thai nghén, cần được khám và điều trị kịp thời. Điều này giúp thai phụ tránh những biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến tiền sản giậtsản giật gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

Chuyển dạ của song thai

Song thai được gọi là một ca đẻ khó chuyển dạ của song thai thường kéo dài do tử cung quá to cho nên cơn co tử cung rất yếu, không có tác dụng làm mở cổ tử cung dẫn đến cổ tử cung mở chậm và chuyển dạ kéo dài khiến người mẹ mệt mỏi và có nhiều biến cố có thể xảy ra; hoặc do ngôi thai bất thường. Do nước ối nhiều, tử cung lại to hơn bình thường, thai thường nhỏ cho nên hay gặp ngôi thai bất thường như ngôi ngược, ngôi ngang hoặc 2 ngôi đầu chèn vào nhau không chúc vào tiểu khung... gây đẻ khó và cũng là yếu tố gây ra chuyển dạ kéo dài làm tăng nguy cơ cho thai và nguy cơ cho mẹ. Do đó, chỉ định mổ lấy thai - “đẻ can thiệp” trong song thai  có xu hướng tăng cao; chưa kể mổ đẻ khi người mẹ mang song thai có nhiễm độc thai nghén hoặc một số biến chứng của song thai.

Và một số nguy cơ khác

Huyết áp là vấn đề gây phiền muộn với nhiều người mẹ mang song thai. Tăng huyết áp trong mang thai khi trị số huyết áp cao hơn 140/90, vì vậy huyết áp cần được kiểm tra thường xuyên trong thai kỳ tăng huyết áp là một phần của tiền sản giật và thường kèm với nồng độ protein cao trong nước tiểu Cứ 3 phụ nữ mang song thai thì có 1 người bị tiền sản giật do đó cần được theo dõi sát vì dễ bị biến chứng nặng như suy thận co giật Bệnh tiểu đường phát triển ở người mẹ mang song thai tăng lên do tăng hormon vì có hơn một thai phụ nữ mang song thai có thể do tăng gánh nặng sinh lý dễ bị suy tim cấp phù phổi cấp...

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật