Những thông tin về nhiễm độc thai nghén mà các mẹ bầu cần nắm rõ

Nhiễm độc thai nghén là chứng bệnh chỉ phát sinh trong thời kỳ thai nghén. Người mẹ thường bị trong thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ và 3 tháng cuối thai kỳ. Để hiểu rõ hơn về bệnh bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Nhiễm độc thai nghén

Nhiễm độc thai nghén nếu không được điều trị có thể dẫn tới tiền sản giật sản giật Khi đẻ trẻ sơ sinh rất dễ bị ngạt. 

1. Nhiễm độc thai nghén ở 3 tháng đầu

Nhiễm độc thai nghén nhẹ: Sau khi có thai, nhiều chị em thấy xuất hiện các triệu chứng mà dân gian thường gọi là ốm nghén Ốm nghén thường biểu hiện bằng tình trạng mệt mỏi gầy, xanh, lợm giọng, buồn nôn, ứa ra nước dãi, nôn ọe thực sự. Người có thai thường sợ cơm và thức ăn mà trước đây họ rất ưa thích nhưng lại rất thích ăn vặt Tình trạng thai nghén có khả năng làm cho người phụ nữ hơi gầy sút đi nhưng không bị gầy yếu nặng.

Nhiễm độc thai nghén 3 tháng đầu bà bầu sẽ thấy buồn nôn

Nhiễm độc thai nghén 3 tháng đầu bà bầu sẽ thấy buồn nôn

Nhiễm độc thai nghén nặng ở 3 tháng đầu kỳ thai diễn biến khác hẳn. Lúc đầu, thai phụ cũng có triệu chứng của nhiễm độc nhẹ nhưng thường xảy ra sớm hơn. Tình trạng nôn mửa của thai phụ diễn ra nặng hơn, nôn nhiều hơn, ăn vào là nôn ra, dẫn đến tình trạng gầy sút rất rõ ràng. 

Đối với tình trạng nhẹ, thai phụ chỉ cần nghỉ ngơi, nên ăn nhẹ và chia ra làm nhiều bữa trong ngày. Có thể sử dụng một ít thuốc an thần để chống nôn theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

2. Nhiễm độc thai nghén trong 3 tháng cuối thai kỳ

- Phù: Phù 2 chân, thường xuất hiện vào 3 tháng cuối của thai nghén. Phát hiện bằng cách ấn ngón tay vào mắt cá chân có dấu hiệu lõm của ngón tay. Ở những người bị phù nặng, có thể phù cả ở mặt và hai tay. Các mẹ bị nhiễm độc thai nghén thì phù ở chân không giảm sau nghỉ ngơi. Cân nặng tăng nhanh tới 500 gam mỗi tuần là do hiện tượng giữ nước trong cơ thể.

Phù nặng ở mặt và hai tay, hai chân

Phù nặng ở mặt và hai tay, hai chân

- Protein niệu: Nếu kết quả xét nghiệm nước tiểu cho protein niệu lớn hơn 0,3g/l là không bình thường, cần theo dõi bệnh.

- Tăng huyết áp: Thai phụ có nhiễm độc thai nghén ở thời kỳ cuối của thai nghén huyết áp tối đa tăng lên khoảng 30mmHg và huyết áp tối thiểu tăng khoảng 15mmHg so với trước khi có thai, hoặc có huyết áp trên 140/90mmHg thì cần được theo dõi và điều trị.

Biến chứng của nhiễm độc thai nghén

Tiền sản giật: Sản phụ choáng váng có hiện tượng Mắt mờ, có khi buồn nôn, nước tiểuprotein tăng đến 0,5g/l, phù không giảm mà nặng hơn và nước tiểu ít hơn, nhưng chưa có cơn giật.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh là tiền sản giật

Biến chứng nguy hiểm của bệnh là tiền sản giật

Sản giật: Thường xảy ra ở thời kỳ cuối của thai nghén, trong khi chuyển dạ và sau đẻ. Sản phụ lên cơn giật và hôn mê có kèm theo phù tăng huyết áp protein niệu. Thường xảy ra ở thai phụ mang thai con so nhiều hơn con rạ và thường xảy ra từ tuần thứ 30 trở đi.

Trên đây là những thông tin về bệnh nhiễm độc thai nghén, hi vọng với những thông tin này bạn sẽ hiểu hơn về bệnh và những nguy hiểm mà bệnh gây ra nếu không điều trị kịp thời. Vì vậy, nếu có những triệu chứng của bệnh thì hãy đến ngay cơ sở y tế để chẩn đoán sớm nhất.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật