Nhiễm độc thai nghén là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Nhiễm độc thai nghén là gì?

Nhiễm độc thai nghén là một dạng bệnh lý có thể xảy ra trong 14 tuần đầu và 14 tuần cuối của thai kỳ và nếu không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng như tiền sản giật tăng huyết áp động mạch thai nhi thường sinh non hoặc dễ bị ngạt khi sinh Trước những nguy hiểm khôn lường đó mẹ bầu cần biết được nguyên nhân nhiễm độc thai nghén là gì để từ đó có cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả nhất.

 Nhiễm độc thai nhi có thể xảy ra trong 14 tuần đầu và cuối thai kỳ

 Nhiễm độc thai nhi có thể xảy ra trong 14 tuần đầu và cuối thai kỳ

Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén

Nhiễm độc thai nghén ở 3 tháng đầu

Bắt đầu từ khi thai khoảng 1 tháng thường kéo dài 3 tháng sau đó sẽ giảm dần và mất hẳn.

- nhiễm độc thai nghén nhẹ: mệt mỏi gầy xanh buồn nônnôn mửa sợ cơm thích ăn vặt đồ chua ngọt…

- Nhiễm độc thai nghén nặng: Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén nhẹ xuất hiện sớm, nôn nhiều và không ăn uống được mất nước gầy sút nhiều.

Nhiễm độc thai nghén trong 3 tháng cuối thai kỳ

Phù nề: Phù 2 chân, thường xuất hiện vào 3 tháng cuối của thai nghén.

- Phát hiện bằng cách ấn ngón tay vào Mắt cá chân có dấu hiệu lõm của ngón tay.

- Khi bị phù nặng, có thể phù cả ở mặt và hai tay.

- Cân nặng tăng nhanh (500g/tuần) do hiện tượng giữ nước trong cơ thể.

- protein niệu: Kết quả xét nghiệm nước tiểu cho protein niệu lớn hơn 0,3g/l là không bình thường, cần theo dõi nhiễm độc thai nghén.

- Tăng huyết áp: Thai phụ có nhiễm độc thai nghén, ở thời kỳ cuối của thai nghén huyết áp tối đa tăng lên khoảng 30mmHg và huyết áp tối thiểu tăng khoảng 15mmHg so với trước khi có thai, hoặc có huyết áp trên 140/90mmHg thì cần được theo dõi và điều trị nhiễm độc thai nghén.

Nhiễm độc thai nghén có thể do thời tiết hay mẹ phải làm việc mệt nhọc

Nhiễm độc thai nghén có thể do thời tiết hay mẹ phải làm việc mệt nhọc

Nguyên nhân bà bầu bị nhiễm độc thai nghén

Có một số yếu tố dễ dẫn tới hiện tượng này gồm:

- Nhiễm độc thai nghén thường xảy ra ở những mẹ bầu trẻ, mẹ bầu mang thai lần đầu.

- Thời tiết lạnh, chuyển mùa cũng là một yếu tố góp phần gây bệnh.

- Những mẹ bầu phải thường xuyên làm việc mệt mỏi, quá sức cũng rất dễ mắc bệnh.

- Dễ xuất hiện khi mẹ ăn các loại thức ăn lạ, thức ăn dễ gây dị ứng

- Mẹ bị mắc các bệnh nội khoa mãn tính như loét dạ dày viêm thận mãn tính 

Điều trị và phòng tránh nhiễm độc thai nghén

Bà bầu bị nhiễm độc thai nghén nên hạn chế ăn mặn.

Lượng nước uống hàng ngày giảm xuống so với bình thường không quá 1 lít.

Nằm nghiêng về bên trái để tránh tử cung đè vào cuống thận.

Dùng thuốc lợi tiểu và hạ huyết áp theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Điều trị nhiễm độc thai nghén 3 tháng đầu

- Đối với trường hợp nhiễm độc thai nghén nhẹ: Nghỉ ngơi, ăn nhẹ và chia nhỏ bữa trong ngày. Có thể dùng thuốc an thần để chống nôn theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

- Đối với nhiễm độc thai nghén nặng 3 tháng đầu: Bù dịch, nâng cao thể trạng, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Các mẹ nên chú ý lượng nước và tư thế nằm hàng ngày

Các mẹ nên chú ý lượng nước và tư thế nằm hàng ngày

Điều trị nhiễm độc thai nghén 3 tháng cuối

- chế độ ăn hạn chế muối đề phòng tiền sản giậtsản giật



- Lượng nước uống hàng ngày rút xuống so với bình thường không quá 1lít.

- Chế độ ngỉ ngơi: Nằm nghiêng về bên trái để tránh tử cung đè vào cuống thận

- dùng thuốc lợi tiểu và hạ huyết áp theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Theo dõi protein niệu.

Phòng bệnh

- Cần theo dõi, quản lý thai nghén tốt.

- Khi có thai cần chú ý ăn đủ chất dinh dưỡng một cách hợp lý (đường, đạm vitamin các chất vi lượng, uống bổ sung viên sắt, axid folic...).

- Chú ý đi khám thai định kỳ, nếu thấy phù cần đi khám thai ngay dù chưa đến hẹn để kiểm tra huyết áp cũng như xét nghiệm nước tiểu.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật