Khi thai nhi đạp và những điều con muốn nói với mẹ
Những cái đạp những cú máy nhè nhẹ của con trong bụng mẹ là sự 'giao tiếp' đầu đời mà mẹ vô cùng trân trọng Động tác thai máy giúp mẹ yên tâm rằng em bé khỏe và con vẫn đang phát triển từng ngày
1. Thai nhi bao nhiêu tuần thì máy?
Các mẹ vẫn thường thắc mắc thai nhi bao nhiêu tuần thì máy? Thai nhi 8 tuần đã bắt đầu có những cử động thai máy nhẹ. Chuyển động của bé lúc này chỉ có thể được phát hiện thông qua siêu âm vì còn quá yếu để mẹ có thể cảm nhận được. Thông thường mẹ bắt đầu thật sự cảm thấy những cử động của thai nhi máy khi bầu vào khoảng 3-4 tháng.
Hình ảnh 3d sự phát triển của thai nhi tuần thứ 8
Trong khoảng những tuần đầu của thai nhi để cảm nhận được thai máy, mẹ cần phải hết sức chú ý, nhiều mẹ đã bỏ lỡ lần đá chân đầu tiên của bé, thường chỉ thoảng qua như cơn gió hoặc như cái búng nhẹ trong bụng mà các mẹ không hề hay biết đó chính là thai máy. Một số mẹ chia sẻ cảm nhận của mình rằng sau tuần 24 thai kỳ bé đạp thường xuyên hơn. Tuy nhiên, có những mẹ may mắn cảm nhận thấy những chuyển động của thai nhi từ tuần 13 thai kỳ.
Cảm nhận thai máy vô cùng ý nghĩa với mẹ bầu.
Đây là một dấu ấn rất đặc biệt, rất quan trọng với bà bầu Từ những cái đạp nhè nhẹ đầu tiên của con trong bụng, người mẹ sẽ cảm nhận được rõ ràng mầm sống đang hiện hữu, gia tăng được những cảm xúc tích cực, có lợi cho việc mang thai và sự phát triển của thai nhi
Thai máy có ý nghĩa quan trọng với mẹ cảm nhận sự phát triển của thai nhi
Đây cũng là lúc các mẹ bầu hãy bắt đầu sử dụng những phương pháp thai giáo để giao tiếp với thai nhi giúp cho sự phát triển thể chất và trí não của trẻ ngay từ trong bụng mẹ. Những cảm nhận qua lại giữa mẹ và con sẽ là những sợi dây tình cảm kết nối hết sức khăng khít cho trẻ nhỏ từ trong bụng mẹ thai máy còn cho thấy sự phát triển của thai nhi trong từng giai đoạn của thai kỳ
2. Ý nghĩa khi thai nhi đạp
Thai nhi đạp không đơn thuần chỉ là đạp. Chúng ta đều biết rằng khi thai nhi phát triển, bé bắt đầu di chuyển trong bụng mẹ. Thực tế, bé không chỉ đá mà còn thực hiện các động tác khác như chuyển động của cơ hoành nấc, quơ tay, quay sang bên này quay sang bên kia, nhào lộn và nhiều cử động khác nữa đây chính là biểu hiện của sự phát triển của thai nhi ở từng thời kỳ. Tuy nhiên không phải tất cả những chuyển động này người mẹ đều phân biệt được. Vì vậy, mỗi lần mẹ cảm nhận được chuyển động của bé, mẹ thường gọi đó là thai nhi đạp
Thai nhi đạp để phản ứng với môi trường ngoài bụng mẹ
Thai nhi đạp để phản ứng một kích thích bên ngoài bụng mẹ
Trong bụng mẹ, bé cố gắng căng chân tay ra để thư giãn hoặc di chuyển, do đó mẹ cảm thấy bé đang đạp. Những chuyển động hoặc đá chân là một phần của sự phát triển bình thường. Một em bé cũng có thể di chuyển hoặc đạp để phản ứng với một kích thích bên ngoài bụng mẹ như âm thanh, ánh sáng hoặc thậm chí thực phẩm do mẹ tiêu thụ.
Mẹ ăn no – thai nhi đạp nhiều
Một em bé khỏe mạnh phát triển với một tốc độ bình thường có thể đạp khoảng 15 đến 20 lần một ngày. Thông thường thai nhi máy nhiều hơn sau bữa ăn của mẹ hoặc để phản ứng với một âm thanh lớn.
Thai nhi đạp vì mẹ ăn quá no
Một em bé khỏe mạnh phát triển với một tốc độ bình thường có thể đạp khoảng 15 đến 20 lần một ngày. (ảnh minh họa)
Giảm số lần đạp có thể là dấu hiệu xấu
Một em bé khỏe mạnh đạp khoảng 15 đến 20 lần một ngày. Nếu bé giảm cử động, có khả năng thai nhi không nhận được đủ dinh dưỡng hoặc oxy. Mẹ cần được kiểm tra bằng siêu âm, xét nghiệm và đo tim thai để tìm ra nguyên nhân giảm chuyển động của thai nhi. Phát hiện sớm và can thiệp kịp thời những bất thường sẽ làm tăng khả năng sống sót khỏe mạnh của thai nhi.
Khác với suy nghĩ của một số người, một thai nhi đạp ít hơn không có nghĩa là bé có tính cách trầm lặng hơn mà có nghĩa là bé cần được giúp đỡ. Nếu sau hai giờ em bé không cử động mặc dù mẹ đã ăn một cái gì đó, đây là vấn đề đáng lưu tâm. Đôi khi cử động của thai nhi có xu hướng chậm lại nếu lượng đường của mẹ hạ xuống.
3. Đếm cử động thai nhi.
Đếm cử động đạp của thai nhi để hiểu điều con muốn nói
Sau tuần thứ 28 của thai kỳ, bạn nên dành thời gian 2 lần mỗi ngày để đếm cử động thai nhi máy. Trong lúc “thức”, tối thiểu thai sẽ cử động từ 3 đến 4 lần một giờ (tức là mẹ sẽ đếm được khoảng 10 cử động trong vòng 30 phút đến 2 giờ). Thấp hơn mức này, có thể thai nhi đang ngủ, hoặc đang có vấn đề sức khỏe Ngược lại cử động quá nhiều (hơn 20 lần), có thể thai nhi đang bị stress hay chính người mẹ đang căng thẳng Lúc này cần bình tĩnh nghỉ ngơi, sẽ thấy thai có cử động nhẹ nhàng lại. Nếu cử động vẫn tăng nhanh, dồn dập, nên đến bệnh viện kiểm tra. Trường hợp thấy thai nhi đạp quá ít, bạn hãy ăn nhẹ và để ý tiếp trong giờ sau. Nếu số lượng cử động của thai vẫn ít, nên đến khám bác sĩ.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về những điều con muốn nói khi thai nhi máy cùng những tìm hiểu về thời gian của thai nhi bao nhiêu tuần thì máy. Mong rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ hiểu những thông điệp mà con muốn nói với mình nhé. Chúc các mẹ và bé sức khỏe!
- Mẹ bầu cho con nghe nhạc là tốt nhưng mắc 4 sai lầm này thì... (Thứ bảy, 13:13:08 16/01/2021)
- ThS Vũ Thị Tuyết Mai: Những xét nghiệm làm tới trước khi sinh (Thứ năm, 10:15:02 21/02/2019)
- Có nên xoa bụng bầu thường xuyên hay không? (Thứ tư, 16:15:02 20/02/2019)
- Lưu ý khi mẹ bầu làm việc với máy tính tránh ảnh hưởng thai... (Thứ năm, 03:35:01 14/02/2019)
- Chửa ngực sẽ nhiều sữa: Bạn đã hoàn toàn nhầm to rồi đấy! (Thứ tư, 08:30:02 13/02/2019)
- Năm mới, khi gặp bà bầu tuyệt đối đừng nói 5 câu này! (Thứ Ba, 09:28:06 05/02/2019)
- Cách chăm sóc mẹ bầu sau khi thụ tinh ống nghiệm nên biết (Thứ sáu, 09:30:08 01/02/2019)
- Những "trợ thủ" đắc lực của mẹ bầu không thể... (Thứ năm, 08:20:01 31/01/2019)
- Những việc bà bầu nên làm để thai kỳ được khỏe mạnh, an... (Thứ sáu, 08:00:06 25/01/2019)
- Thai giáo bằng khứu giác cho thai nhi như thế nào? (Thứ bảy, 16:11:03 12/01/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:04 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:02 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:09 12/02/2023