Mổ lấy thai - Các giai đoạn và biến chứng sau cuộc mổ lấy thai

Tìm hiểu về phương pháp mổ lấy thai

Mổ lấy thai (mổ bắt con mổ Cesar) là một phẫu thuật nhằm lấy thai nhi nhau màng ối bằng một vết mổ qua thành bụng và thành tử cung còn nguyên vẹn.

Mổ lấy thai

Mổ lấy thai

Các giai đoạn của cuộc mổ lấy thai

1. Thời điểm mổ lấy thai

Thích hợp nhất là khi đã vào chuyển dạ lúc này đoạn dưới tử cung đã được thành lập.

Đối với mổ lấy thai vì vết mổ cũ, các bác sĩ thường mổ ngay lúc bắt đầu chuyển dạ thai nhi đã trưởng thành, và cổ tử cung đã mở tránh nguy cơ bế sản dịch

Đối với vết mổ cũ dọc thân tử cung thì các bác sĩ lại chủ động mổ sớm vì nguy cơ nứt vết mổ cũ, vỡ tử cung ngay cả khi chưa có chuyển dạ.

2. Chọn phương pháp vô cảm

Các phương pháp vô cảm thường dùng là mê nội khí quản, tê ngoài màng cứng và tê tuỷ sống.

3. Rạch bụng

Đường trắng giữa trên xương vệ (xương mu): Đường cơ động, rộng, vào tử cung nhanh. Đồng thời cũng ít chảy máu hơn.

Các đường ngang trên xương vệ: thường được làm hơn cả vì ít đau hơn, giảm nguy cơ thoát vị thành bụng, bộc lộ vùng chậu rất rõ ràng và thẩm mỹ hơn.

Quy trình mổ lấy thai

Quy trình mổ lấy thai

4. Rạch tử cung

Có hai phương pháp rạch (tên các đường rạch) tử cung để vào buồng tử cung lấy thai.

 - Đường rạch ngang đoạn dưới tử cung

 - Đường rạch dọc tử cung

Cách lấy thai

Ngôi đầu: Đưa bàn tay vào phía dưới đầu thai, đẩy đầu lên ngang với mép đường mở tử cung, tay kia đẩy nhẹ nhàng ở đáy tử cung để ngôi thai trượt trên bàn tay đi ra khỏi vết mổ.

 - Ngôi mông: Lấy thai từ chân hay mông.

 - Ngôi ngang: Lấy thai bằng chân thai.

 - Với đường mổ dọc thân: Lấy thai bằng chân.

5. Sổ nhau

Lóc nhau bằng tay nếu chảy máu nhiều, còn nếu ít chảy máu thì có thể chờ tử cung co hồi và nhau tự bong.

Sau đó bệnh nhân sẽ được truyền oxytocin giúp tử cung co hồi tốt.

6. Khâu tử cung

Có thể khâu một hoặc hai lớp. Riêng đường mổ dọc thân cần phải khâu nhiều lớp.

Khi khâu phải lấy toàn bộ lớp cơ, phẫu thuật viên sẽ không lấy cả lớp niêm mạc tử cung vì nếu để niêm mạc lọt vào giữa vết mổ bệnh nhân có nguy cơ bị lạc nội mạc tử cung sau này.

Tai biến

1. Tai biến trong lúc mổ

 - Rách tử cung (thường ở đoạn dưới tử cung khi mổ tử cung ở đoạn dưới)

 - Tổn thương bàng quang niệu quản, ruột...

 - Chảy máu do phạm phải động mạch tử cung, do đờ tử cung.

 - Mất trương lực tử cung - đờ tử cung: gặp ở sản phụ đa sản đa ối sản phụ trước đó đã chuyển dạ kéo dài khó khăn. Khi ấy nguy cơ sẽ mất máu nhiều hơn.

 - Các tai biến do gây mê.

Các tai biến khi mổ lấy thai

Các tai biến khi mổ lấy thai

2. Biến chứng sau mổ

 - Nhiễm trùng: nhiễm trùng trong cơ tử cung (endomyometritis) nhiễm trùng vết mổ

 - Nhiễm trùng đường tiểu

 - thoát vị thành bụng

 - Dính ruột

 - Lạc nội mạc tử cung

 - Các biến chứng do thuyên tắc tĩnh mạch khi nằm hậu phẫu lâu...

3. Tai biến cho con

 - Ảnh hưởng bởi thuốc mê.

 - Chạm thương khi phẫu thuật.

 - Hít phải nước ối

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật