Ngôi thai là gì? Các kiểu ngôi thai cơ bản và thay đổi ngôi thai khi chuyển dạ
Phụ nữ có 3 đặc điểm này là người có khả năng sinh sản tốt, hãy xem bạn sở hữu mấy điều
3 vùng trên cơ thể nữ giới càng thâm đen càng cho thấy tử cung đang rất nhiều độc tố
Ngôi thai là gì?
Ngôi thai là phần thai trình diện ngay khung chậu mẹ, là phần sẽ đi vào ống sinh dục và ra ngoài cơ thể mẹ đầu tiên. Ngôi thai được chia thành 3 dạng: Ngôi đầu, ngôi mông và ngôi ngang (hoặc xiên).
Ngôi thai được chia thành 3 dạng
Có 4 kiểu ngôi đầu
- Nếu đầu em bé cúi tốt, bác sĩ khám mẹ và sờ thấy thóp sau, gọi là ngôi chỏm.
- Nếu đầu em bé không cúi tốt, hơi ngửa, sờ được thóp trước, gọi là ngôi thóp trước.
- Nếu đầu em bé ngửa lưng chừng, sờ được từ mũi đến miệng, không sờ được cằm, gọi là ngôi trán.
- Nếu đầu em bé ngửa hết cỡ, sờ thấy cằm, gọi là ngôi mặt.
Ngôi mông
Ngôi thai ngược
Đầu em bé hướng lên trên, mông quay xuống dưới phía tử cung của mẹ, gồm hai kiểu:
- Ngôi mông đủ: thai nhi có tư thế ngồi xếp bằng trong tử cung. Khi bác sĩ khám mẹ sẽ sờ được mông và hai bàn chân bé.
- Ngôi mông thiếu: Gồm các trường hợp nhỏ – kiểu mông (thai nhi vắt ngược hai chân lên ôm sát vào ngực
Ngôi ngang hay xiên
Thai nhi nằm chắn ngang hoặc xiên cổ tử cung do chỉ xoay được nửa chừng. Trường hợp này xảy ra khi nhau thai nằm thấp hoặc sản phụ mang thai đôi.
Thực hiện xoay ngôi thai
- Thời gian thuận lợi nhất để xoay thai là trước tuần thai thứ 32 và thai có thể xoay chuyển tự nhiên, nhưng sau tuần 32 thai nhi khá to, xoay chuyển sẽ khó khăn. Nếu sang tuần 36, thậm chí sau khi chuyển dạ thai nhi vẫn chưa lọt xuống xương chậu tử cung co lại không nhiều thì cần phải áp dụng phương pháp xoay ngôi thai.
- Trước khi thực hiện xoay thai, sản phụ nên giữ tinh thần thoải mái, đi tiểu tiện, nên hít thở sâu theo hướng dẫn của bác sĩ.
Ngôi thai là phần trình diện trong khung xương chậu của mẹ và ra ngoài đầu tiên
Thay đổi ngôi thai trong khi đang chuyển dạ
- Cố gắng đứng thẳng càng lâu càng tốt
- Nghiêng người về phía trước khi có các cơn gò
- Nhờ ai đó massage lưng khi chuyển dạ
- Đung đưa hông trong khi có các cơn gò để giúp bé "đổi hướng" trong quá trình di chuyển ra ngoài.
- Tránh ngồi ghế hay ngồi giường với vị trí nằm ngửa.
- Nếu cảm thấy quá mệt trong khi chuyển dạ thì hãy nằm nghiêng và dạng chân để hông luôn mở rộng, giúp quá trình chuyển dạ không bị ảnh hưởng.
Những lưu ý khi thực hiện xoay ngôi thai
Ngôi thai không thuận có nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu ngôi ngược do dây rốn ngắn hoặc dây rốn quấn cổ, càng xoay, dây rốn càng dễ đứt, gây bong nhau thai hoặc chảy máu trong tử cung. Trường hợp ngôi ngược do tử cung dị dạng, việc xoay thai dễ gây vỡ tử cung.
- 3 đặc điểm xuất hiện khi bé chào đời chứng tỏ con phát... (Thứ bảy, 09:33:00 08/05/2021)
- Con mới sinh hễ bú no là trớ sạch, mẹ khóc lóc cầu cứu bác... (Chủ nhật, 13:22:04 21/03/2021)
- Trong thai kỳ có 3 mốc phát triển trí não thai nhi đỉnh cao, mẹ... (Thứ Ba, 13:39:04 16/03/2021)
- 6 loại rau bổ huyết, làm sạch tử cung: Bà đẻ ăn nhiều để... (Thứ tư, 13:35:04 10/03/2021)
- Những trường hợp mẹ bầu bắt buộc phải sinh mổ, cố sinh... (Thứ bảy, 15:20:09 10/10/2020)
- ThS Nguyễn Kiên Cường: Không sinh mổ liên tiếp sớm hơn 2 năm (Thứ năm, 11:35:04 28/02/2019)
- 5 bí mật bất ngờ về các cặp sinh đôi mà ít người biết (Thứ Hai, 13:37:02 25/02/2019)
- Mách nhỏ 20 điều bạn học được khi làm mẹ lần đầu tiên (Thứ sáu, 10:50:08 22/02/2019)
- Lưu ý vài điểm để phục hồi sức khỏe sau sinh mổ nhanh chóng (Thứ tư, 16:00:04 20/02/2019)
- Sau đẻ có nên nằm than để lấy lại vóc dáng hay không? (Thứ Ba, 13:55:04 19/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:05 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:07 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:07 12/02/2023