Thoát vị là bệnh gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị thoát vị

Thoát vị là bệnh gì?

Thoát vị là những túi phình của nội tạng hoặc mô (như quai ruột) bị trồi ra và dịch chuyển ra khỏi vị trí của chúng. Chúng bị đẩy xuyên qua những chỗ hở hoặc chỗ yếu của cơ, do đó xuất hiện những túi phình lên.

Nếu những chỗ thoát vị chỉ phồng lên khi có áp lực hoặc căng, chúng được gọi là thoát vị có khả năng hồi phục và không gây hại. Các mô bị mắc kẹt trong một lỗ hở hoặc túi mà không thể kéo ngược trở lại được gọi là thoát vị kẹt. Đây là trường hợp thoát vị nguy hiểm nhất. Ở những trường hợp này, mô bị kẹt thiếu sự cung cấp máu và do đó các mô này sẽ chết.

Thoát vị chỉ xảy ra khi có áp lực

Thoát vị chỉ xảy ra khi có áp lực

Triệu chứng thường gặp

Tùy theo loại thoát vị mà có các dấu hiệu và triệu chứng khác nhau Đối với thoát vị bẹn và rốn các triệu chứng là những khối phồng không đau có thể tự khỏi Chúng được nhìn thấy rõ nhất khi khóc rặn ho hoặc đứng Thoát vị bẹntrẻ em trai có thể làm bìu to ra. Ở trẻ em gái, môi có thể phồng to.

Có thể gây buồn nônợ nóng

Thoát vị kẹt có thể tạo nên khối chắc, căng đau nôn táo bón và dễ kích thích. Thoát vị nghẹt sẽ dẫn đến sốt và vùng thoát vị bị sưng, đỏ viêm và rất đau.

Nguyên nhân gây thoát vị

Thoát vị có thể bị ngay từ khi mới sinh hoặc xảy ra một cách đột ngột. Thoát vị được gây ra bởi sự kết hợp của yếu cơ và các áp lực xảy ra tại chỗ thoát vị. Thoát vị bẹn gián tiếp, có từ khi sinh, xảy ra do những sai sót trong quá trình phát triển. Thoát vị bẹn trực tiếp hình thành sau khi sinh thoát vị rốn xảy ra khi dây rốn không đóng hoàn toàn. Ở những dạng thoát vị khác, các màng, thành cơ hoặc các cấu trúc khác không hình thành đúng cách hoặc bị tổn thương nên chúng dần bị yếu đi.

Nên tránh nhiễm trùng để bệnh nhanh thuyên giảm

Nên tránh nhiễm trùng để bệnh nhanh thuyên giảm

Điều trị thoát vị

Thoát vị có thể được hạn chế nếu bạn áp dụng các thói quen sinh hoạt sau:

Theo dõi khối thoát vị ở trẻ để chắc chắc rằng thoát vị được điều trị nhỏ dần trong 2 hoặc 3 năm đầu đời.

Cho trẻ uống thuốc giảm đau theo chỉ định chỉ định sau khi phẫu thuật.

Tránh để trẻ sau khi mổ khỏi bị nhiễm trùng đường hô hấp, vì khi đó có thể gây ho hoặc hắt hơi và làm bung chỉ mổ. Thường xuyên rửa tay sạch là cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng

Nhận biết những triệu chứng của thoát vị bẹn kẹt. Việc trì hoãn quá trình điều trị có thể gây ra những vấn đề về nghiêm trọng

Giữ vết mổ sạch và khô ráo cho đến khi vết mổ lành lại. Bạn có thể cần phải tạm thời hạn chế các hoạt động của trẻ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật