Tiểu đường - chỉ số đường huyết phù hợp cho bạn một sức khỏe phi thường là gì?

Bệnh tiểu đường

Khi nhắc đến chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường (đái tháo đường), điều quan trọng nhất là một chế độ dinh dưỡng cân bằng để vừa giúp ổn định lượng đường trong máu và vừa đảm bảo dưỡng chất đầy đủ cho cơ thể hoạt động, giúp ngăn ngừa cảm giác đói và thèm ăn.

Theo khuyến cáo của Hiệp Hội Đái Tháo Đường Châu Âu (EASD), chế độ ăn cho người đái tháo đường nên bao gồm 45-60% chất bột đường trong đó nên sử dụng thực phẩmchỉ số đường huyết thấp hơn 55 và giàu chất xơ 10-20% chất đạm như thịt, cá và trứng và 25-35% chất béo!

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường

Điều quan trọng mà người bệnh tiểu đường (đái tháo đường) cần lưu ý là khi lựa chọn thực phẩm thuộc nhóm bột đường, cần ưu tiên sử dụng những thực phẩmchỉ số đường huyết thấp (dưới 55) chứ không phải cắt bỏ hoàn toàn nhóm thực phẩm này.

Các loại thức ăn nào khi ăn vào cơ thể sản xuất ra lượng đường (glucose) khác nhau, nghĩa là chỉ số đường huyết khác nhau, ví dụ như cơm sẽ làm tăng đường huyết cao hơn bánh mì Làm thế nào để biết loại thức ăn nào làm tăng đường huyết ở mức độ ra sao? Chỉ số đường huyết của thức ăn sẽ cho bạn biết điều đó.

Vậy chỉ số đường huyết (GI) là gì?

Chỉ số đường huyết chính là thước đo khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn của một loại thực phẩm so với thực phẩm chuẩn (như bánh mì trắng). Giá trị của chỉ số đường huyết được xếp loại thành THẤP (<55), VỪA (56-74) và CAO (75)2.

Một điểm cộng nữa khi chọn thức ăn dựa trên chỉ số GI, theo khuyến cáo từ Hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ3, chính là bạn có thể cân bằng chế độ ăn của mình bằng cách kết hợp giữa các món có chỉ số GI cao (bánh mì, gạo nguyên cám) và thấp (như rau củ hoặc sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt Glucerna) với nhau, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Glucerna xin giới thiệu một vài chỉ số đường huyết của các thực phẩm thông thường trong bữa ăn để bạn có thể chọn ra loại thức ăn phù hợp với cơ thể mình nhất nhé:

Ngưỡng "đẹp" của chỉ số đường huyết

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người bệnh tiểu đường nên thử đường huyết vào 4 thời điểm trong ngày, đó là: sáng ngủ dậy, sau ăn sáng ăn trưa và buổi tối trước khi đi ngủ. Nhiều bệnh nhân có mức đường huyết lúc đói và trước ăn rất tốt nhưng vẫn bị biến chứng vì đường máu sau ăn của họ khá cao. Nhiều nghiên cứu gần đây cũng cho thấy đường máu sau ăn cao là tác nhân gây biến chứng tương đương với đường máu lúc đói.

Theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), người bệnh tiểu đường cần lưu ý những chỉ số sau khi kiểm soát đường huyết bệnh tiểu đường:

Cần thường xuyên theo sõi chỉ số đường huyết

Cần thường xuyên theo sõi chỉ số đường huyết

- Đường máu quá thấp (tụt đường huyết): Đường máu < 2,8 mmol/l.

- Có nguy cơ bị tụt đường huyết: Đường máu < 3,5 mmol/l.

- Bình thường (tốt): Đường máu trước ăn = 4-6 mmol/l, sau ăn = 4-8 mmol/l, trước lúc đi ngủ: 6,0-8,3mmol/l.

- Chấp nhận được: Đường máu trước ăn = 6-7 mmol/l, sau ăn có thể lên tới 11 mmol/l.

- Cao (không tốt): Đường máu trước ăn > 7 mmol/l, sau ăn > 11 mmol/l.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật