Kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn và tập luyện có thể bạn chưa biết

Bệnh nhân có thể đi bộ, bơi lội, cầu lông, bóng bàn, leo cầu thang… nhưng phải chọn loại phù hợp với tình hình sức khỏe.

1. Chế độ ăn

Đa phần đái tháo đường tuýp 2 áp dụng chế độ dinh dưỡng dành cho người đái tháo đường và vận động thể lực phù hợp thì có thể kiểm soát đường huyết ở mức hợp lý, hạn chế các biến chứng và lao động làm việc sinh hoạt bình thường.

Bệnh nhân đái tháo đường cần áp dụng đúng và thường xuyên chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân đái tháo đường, xây dựng khẩu phần cân đối phù hợp với thực trạng bệnh tật, phù hợp với mức tiêu hao năng lượng cần thiết, thực đơn đa dạng phong phú. Khi các biện pháp này không đủ kiểm soát được đường huyết thì mới cân nhắc sử dụng thuốc chống đái tháo đường và insulin (đái tháo đường tuýp 1 bắt buộc phải sử dụng ngay insulin kết hợp với chế độ dinh dưỡng dành cho người tiểu đường)

2. Hoạt động thể lực

- Tăng cường hoạt động thể lực và thể dục được đặt ra đối với người thừa cân béo phì lao động nhẹ, lao động trung bình. Đối với những đối tượng lao động nặng nhọc có mức tiêu hao năng lượng lớn không cần phải tập vận động thể lực, mà thể dục ở đây lại là thời gian nghỉ  với các động tác thư dãn phục hồi sức khỏe

Tập thể dục có thể đem lại hiệu quả cao trong kiểm soát glucose máu

Tập thể dục có thể đem lại hiệu quả cao trong kiểm soát glucose máu 

- tập thể dục thể thao là một phương pháp điều trị đơn giản có thể đem lại hiệu quả cao trong kiểm soát glucose máu, hạn chế các biến chứng của ĐTĐ nhất là các biến chứng tim mạch, và góp phần duy trì khả năng lao động, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh ĐTĐ. Luyện tập đều dặn mỗi ngày sẽ làm giảm cholesterol toàn phần trong máu, giảm triglycerid, tăng HDL, giảm LDL giảm cân giảm huyết áp kết quả giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch. Luyện tập đều dặn mỗi ngày cũng sẽ làm giảm tình trạng kháng insulin kiểm soát glucose máu tốt hơn, làm chậm biến chứng của bệnh ĐTĐ.

- Có nhiều loại hình luyện tập: đi bộ, bơi lội, cầu lông, bóng bàn, leo cầu thang… nhưng phải chọn loại phù hợp với tình hình sức khỏe Môn thể dục an toàn được khuyến cáo áp dụng cho người bệnh ĐTĐ là những môn đi bộ, đạp xe đạp, đi bộ nhanh. Thời gian tập luyện đều mỗi ngày là: 30 - 60 phút/lần tập và 4 - 7 lần/tuần. Không tập trong môi trường quá nóng, hoặc quá lạnh. Chọn trang phục, giày dép phù hợp: đúng kích cỡ, vừa chân, đi đứng thoải mái, êm nhẹ, che chắn, bảo vệ ngón và gót chân.

- Khi đường huyết lúc đói < 5 mmol/L thì không nên luyện tập hoặc khi đang tập mà huyết áp tâm thu cao từ 180mmHg trở lên thì hạn chế cường độ tập để huyết áp không vượt qua số trên.

- Với người trẻ tuổi bị ĐTĐ tuýp I, nếu không có yếu tố nguy cơ tim mạch cũng như chưa có biến chứng của ĐTĐ thì có thể luyện tập nhiều môn từ nhẹ đến nặng, riêng những môn nặng cần có ý kiến chuyên môn tư vấn, các môn tập an toàn cho đối tượng này như môn quần vợt, cầu lông, khiêu vũ, đi bộ, đi bộ nhanh, đạp xe đạp, bơi…

- Người ĐTĐ ở mọi đối tượng không nên tập các môn: cử tạ, đua xe đạp, lặn vì có nguy cơ gây biến chứng mạch máu cao. Hãy chuẩn bị sẵn kẹo, bánh, đường, bữa ăn nhẹ… để phòng trường hợp lượng đường huyết hạ xuống mức nguy hiểm trong hay sau luyện tập. Nếu có sử dụng insulin tiêm, nên tiêm insulin trước khi tập khoảng 60 phút.

BS Đỗ Hữu Thảnh

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật