Chỉ số đường huyết là gì - Thế nào là chỉ số đường huyết an toàn?

1. Chỉ số đường huyết là gì?

Chỉ số đường huyết tên tiếng Anh đầy đủ là Glycemic Index (viết tắt là GI) là chỉ số phản ánh tốc độ gia tăng của đường huyết khi cơ thể hấp thụ những thức ăn giàu chất bột đường: Cơm bánh mỳ bún sữa béo, đồ ngọt...

Các chuyên gia dinh dưỡng chia chỉ số đường huyết của một số thực phẩm theo mức độ từ thấp trung bình đến cao Trong đó, những thực phẩm chứa nhiều đường glucose hấp thu nhanh được xếp vào nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết cao.

Các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao thấp

Các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao thấp

Khi những loại thức ăn này đi vào cơ thể, lượng glucose trong máu sẽ tăng lên rất nhanh, nhưng cũng sẽ giảm đi rất nhanh ngay sau đó. Trái ngược với điều này, những thực phẩm chứa chỉ số đường huyết thấp được đánh giá là tốt cho sức khỏe hơn, nhất là đối với bệnh nhân tiểu đường vì chúng làm chỉ số đường huyết tăng lên và giảm xuống từ từ. 

2. Chỉ số đường huyết bao nhiêu là an toàn?

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, chỉ số đường huyết bình thường trước bữa ăn dao động từ 90-130mg/dl (tức từ 5 0 đến 7,2mmol/l), sau bữa ăn từ 1 đến 2 giờ: <180mg/dl (tức 10mmol/l), trước khi ngủ dao động từ 110-150mg/dl (tức từ 6,0 đến 8,3mmol/l).

Thực phẩm giảu glucose là các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao

Thực phẩm giảu glucose là các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao

Tuy nhiên, để biết một người có bị tiểu đường hay không còn cần làm kiểm tra chỉ số HbA1C. Đây là chỉ số đường huyết không phụ thuộc vào việc cơ thể đang ở trang thái lúc no hay đói. Ở người bình thường, chỉ số này dao động trong khoảng 5 4 đến 6,2%. Những người tiểu đường thường có chỉ số HbA1C >7%.

3. Vì sao phải giữ chỉ số đường huyết ổn định?

Glucose vừa là thực phẩm xấu, vừa là thực phẩm tốt. Nó vừa là nguồn nhiên liệu và năng lượng chính của cơ thể, vừa là tác nhân gây ra những chứng bệnh nguy hiểm nếu dư thừa quá mức. Vì vậy, khi tiêu thụ những thực phẩm giàu glucose cần hết sức thận trọng.

Theo các chuyên gia y tế, những người bị tiểu đường cần phải giữ lượng đường huyết luôn ở mức ổn định. Bởi nếu chỉ số này quá thấp sẽ khiến cơ thể không đủ năng lượng để làm việc, gây nên tình trạng hoa Mắt chóng mặt, mệt lả, thậm chí là đột quỵ

Người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều rau, quả, tránh xa các thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo...

Tuy nhiên, nếu chỉ số đường huyết quá cao cũng không phải là tốt cho sức khỏe Bởi nó sẽ làm cho các phản ứng sinh học trong cơ thể bị đảo lộn, dẫn đến hậu quả chất béo chất đạm hấp thu vào cơ thể không được chuyển hóa như bình thường mà được tích lũy lại cơ thể dẫn tới thừa cân béo phì

Nguy hiểm hơn, nó còn là nguyên nhân chính dẫn tới các biến chứng như: hoại tử mô mềm ở các chi suy thận xơ vữa mạch máu thoái hóa võng mạc

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường duy trì chỉ số đường huyết ổn định

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường duy trì chỉ số đường huyết ổn định

<!--adspage2>

Để giữ chỉ số đường huyết luôn ở mức ổn định, các chuyên gia y tế khuyên bệnh nhân tiểu đường cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều hoa quả rau xanh và chất xơ các loại đậu đỗ, cá biển, tránh xa các loại thức ăn nhanh, chất béo chất kích thích

Ngoài ra cần chia nhỏ các bữa ăn, tuyệt đối không bỏ bữa sáng có chế độ tập luyện nghỉ ngơi... phù hợp, tuân thủ chỉ định của bác sỹ... Đồng thời, luôn giữ trạng thái thoải mái, tránh stress quá mức sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới quá trình điều trị bệnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật