Nguyên nhân bệnh đau mắt hột phổ biến nhất hiện nay

Đau mắt hột là một bệnh nhiễm trùng gây tình trạng viêm đỏ và chảy nước mắt lông mi quặp, cộm mắt. Bệnh có khả năng ảnh hưởng đến chức năng thị lực của mắt. Nếu không điều trị bệnh đau mắt hột có thể dẫn đến mù lòa Cùng tìm hiểu nguyên nhân bệnh đau mắt hột

Những nguyên nhân bệnh đau mắt hột

Đau mắt hột gây ra bởi vi khuẩn Chlamydia trachomatis, lây lan qua tiếp xúc với dịch từ mắt, mũi của người bệnh. Tình trạng tái nhiễm nhiều lần sẽ tạo thành sẹo ở mặt trong mi trên, lông mi quặp vào trong (quặm), chà xát lên giác mạc lâu dần gây sẹo đục giác mạc dẫn đến mù. Trước đây, mắt hột từng là nguyên nhân gây mù hàng đầu ở Việt Nam.

Nguyên nhân bệnh đau mắt hột hình thành ở nữ nhiều hơn nam

Nguyên nhân bệnh đau mắt hột hình thành ở nữ nhiều hơn nam

- Phụ nữ là đối tượng dễ nhiễm bệnh hơn nam giới đến 2-3 lần và cũng hay tái phát hơn. và nguyên nhân bệnh đau mắt hột có thể do yếu tố công việc

Bệnh lưu hành chủ yếu ở nông thôn, là những nơi có những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

- Thiếu nước sạch: Dẫn đến mắt bẩn, mắt có nhiều ngèn, tay bẩn, quần áo bẩn. Việc rửa mặt bị hạn chế.

- Bụi bặm: Làm cho mắt bị kích thích tiết nhiều dử hơn (khói, bếp, bụi).

- Bẩn: Môi trường có nhiều phân súc vật, phân người, rác thải sẽ tạo điều kiện để ruồi phát triển nhiều hơn hình thành nguyên nhân gây bệnh nhiều hơn

- Điều kiện nhà ở chật chội, đông đúc.

Bệnh đau mắt hột do một loại vi khuẩn là Chlamydia gây ra. Bệnh lây lan khi tiếp xúc với dịch chảy từ mắt hoặc mũi của người mắc bệnh. Dùng chung khăn tay, bồn tắm, bàn chải đánh răng thuốc nhỏ mắt với người bệnh cũng dễ bị lây bệnh.

Ngoài ra, bệnh có thể lây qua vật trung gian là ruồi khi chúng tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh rồi đậu lên mắt người khỏe mạnh.

Đau mắt hột được gây ra bởi một loại vi khuẩn nhỏ ký sinh trùng do vệ sinh kém, sử dụng nước không vệ sinh khiến các vi khuẩn lây nhiễm và sinh sống trong vùng mắt là nguyên nhân bệnh đau mắt hột. Bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch tiết mắt, mũi, cổ họng hoặc với người có bệnh đau mắt hột hay gián tiếp qua ruồi hoặc côn trùng khác. Nguyên nhân là do vệ sinh kém, nguồn nước không hợp vệ sinh. Đau mắt hột phổ biến nhất ở trẻ nhỏ (3-5 tuổi), người lây cho anh chị em, bố mẹ, và bạn cùng chơi.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật