Những dấu hiệu và cách phòng tránh của bệnh thủy đậu

Thời tiết thất thường khiến nhiều người bị nhiễm bệnh thủy đậu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ em. Chính vì vậy, những bà mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để bảo vệ con.

1 bệnh thủy đậu lây lan rất nhanh. 

Bệnh nhân có thể lây bệnh cho người khác 5 ngày trước và sau khi phát ban Bệnh còn có thể lây truyền gián tiếp qua tiếp xúc với quần áo hoặc các vật dụng khác đã nhiễm dịch tiết từ các vết mụn phồng rộp của người bệnh. Vì vậy, người bệnh cần kiêng đến chỗ đông người để tránh lây lan bệnh cho người khác.

2. Cách phòng tránh lây lan

- Nằm trong phòng riêng, thoáng khí, có ánh sáng mặt trời. Đồng thời, thời gian cách ly là khoảng 7-10 ngày từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh cho đến khi các nốt phỏng nước khô vảy hoàn toàn.

- Hạn chế việc gãi, cào nốt mọc thủy đậu gây trầy xước nhiễm trùng Thực hiện vệ sinh cá nhân thật tốt. Vẫn có thể tắm bằng nước ấm hàng ngày, thực hiện việc lau rửa nhẹ nhàng, tránh mụn nước bị vỡ gây rát.

Đối với các nốt đỏ đã bị vỡ, cần vệ sinh sát khuẩn cẩn thận rồi bôi thuốc xanh methylen để tránh nhiễm trùng, nhanh liền sẹo

- Đảm bảo chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng bổ sung vitamin A C, kẽm để nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên người bệnh cũng nên kiêng đồ nếp và đồ tanh vì chúng có thể làm cho nốt mụn thủy đậu sưng tấy hơn. Ngoài ra người bệnh thủy đậu cũng nên hạn chế ăn đồ cay nóng, các món xào nhiều dầu mỡ để cơ thể chuyển hóa năng lượng tốt hơn.

- Sau vài ngày tự điều trị mà nhận thấy dấu hiệu bệnh không giảm thì lập tức phải đưa bệnh nhân thủy đậu đến bác sĩ để có những phương pháp điều trị tốt hơn. Có như vậy thì bệnh mới mau khỏi và không bị biến chứng sang các bệnh nguy hiểm khác.

-Việc tiêm chủng là biện pháp phòng hữu hiệu nhất. Hiện tại, vaccine phòng bệnh thủy đậu đã có tại trung tâm y tế dự phòng, các địa điểm tiêm chủng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật