Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh giúp bé dễ thở, ăn ngon ngủ tốt

Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả nhất đó là làm sạch đường thở và không khí xung quanh bé sinh sống.

Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh sẽ làm bé khó chịu vì hô hấp không được bình thường. Các mẹ nên chuẩn bị cho mình cách điều trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả, giúp bé thoát khỏi tình trạng này.

1. Nguyên nhân gây nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh

Khi các mạch máu và mô trong khoang mũi chứa quá nhiều chất nhầy sẽ khiến trẻ nghẹt mũi nghẹt mũi có thể làm cho trẻ sơ sinh khó ngủ và dẫn đến viêm xoang nếu không được điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, việc ăn uống của trẻ cũng sẽ khó khăn hơn khi bé bị nghẹt mũi.

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có thể vì những bệnh do vi-rút gây ra như cảm cúm sốt ho hoặc là dị ứng. Nếu trẻ bị nghẹt mũi khó thở do dị ứng các mẹ nên chú ý đến các triệu chứng của con như sốt phát ban đau bụng

Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh sẽ khiến trẻ khó ăn, khó ngủ, dẫn đến chậm lớn.

Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh sẽ khiến trẻ khó ăn, khó ngủ, dẫn đến chậm lớn.

Đôi khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có thể vì thức ăn hay dị vật mắc vào mũi của bé. Nếu gặp phải trường hợp này, bạn nên đưa ngay con đến bác sĩ và đặc biệt không tự mình lấy dị vật ra khỏi mũi của bé.

2. Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Dùng nước muối sinh lý loãng

Nước muối loãng sẽ làm các chất nhầy bị kẹt trong mũi bé mềm hơn. Sau khi nhỏ từ 1 - 2 giọt vào mũi trẻ, bạn hãy dùng dụng cụ hút mũi để làm sạch mũi cho con. Nếu có thể, bạn nên làm việc này trước bữa ăn để loại bỏ các "cục khó chịu" này ra khỏi mũi con, giúp bé ăn dễ dàng hơn.

- Lấy gỉ mũi ra khỏi mũi bé thường xuyên

Đôi khi, các chất nhầy quá nhiều sẽ đông lại và kẹt cứng trong mũi của bé, khiến việc thở trở nên khó khăn hơn. Để loại bỏ gỉ mũi cho con, các mẹ hãy lấy một miếng bông nhỏ vừa bằng lỗ mũi trẻ, làm ẩm bằng nước ấm và nhẹ nhàng lau sạch mũi cho con.

- Sử dụng máy làm ẩm trong phòng

Việc làm tưởng chừng không liên quan này lại rất có hiệu quả trong cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh. Một máy làm ẩm đặt trong phòng sẽ giúp không khí ẩm hơn, giúp cho bé giảm nghẹt mũi và gỉ mũi cũng tự động mềm ra. Tuy nhiên, các mẹ nên vệ sinh máy làm ẩm thường xuyên để tránh nấm mốc

- Vỗ nhẹ lên lưng trẻ

Hành động vỗ một cách nhẹ nhàng lưng trẻ khiến cho chất nhầy trong ngực trẻ giảm bớt. Bạn có thể đặt con nằm trên đùi và vỗ hoặc mát-xa nhẹ nhàng lưng bé. 

- Nhận biết được khi nào là triệu chứng của bệnh

Điều này cực kì quan trọng vì trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khá thường xuyên. Đôi khi, đây có thể là triệu chứng của bệnh nhưng cũng có thể chỉ vì bé chưa được vệ sinh mũi thôi. Nếu con của bạn bị nghẹt mũi mà vẫn ăn uống, vui chơi bình thường thì mẹ nên chú ý vệ sinh mũi cho con thường xuyên, kĩ càng hơn để giúp con không bị việc này làm phiền nữa.

Theo bác sĩ Vũ Minh trên Báo Sức khỏe & Đời sống, khi trẻ bị nghẹt mũi, cha mẹ cần vệ sinh làm thông thoáng mũi; làm mềm vẩy cứng; loãng dịch nhầy đóng nghẹt trong mũi để dễ đào thải ra ngoài; giúp trẻ dễ thở, đào thải các mầm bệnh cải thiện tình trạng sinh hoạt và vận động của trẻ. 

Có thể sử dụng dung dịch nhỏ mũi là nước muối sinh lý 0,9% làm loãng dịch mũi để dễ dàng làm sạch mũi: nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào từng lỗ mũi, chờ vài phút, sau đó làm sạch mũi. Có thể sử dụng dụng cụ hút mũi cho trẻ, tuy nhiên cần lưu ý làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và vệ sinh thật sạch trước và sau khi sử dụng.

Để giúp trẻ dễ chịu hơn khi bị nghẹt mũi, cha mẹ nên bế trẻ ở tư thế thẳng, kê cao gối cho bé khi nằm, ngủ, vệ sinh tai mũi họng thường xuyên cho trẻ.

 

 
   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật