Con có thể mất mạng oan uổng vì THÓI QUEN DÙNG XE ĐẨY thiếu hiểu biết này của bố mẹ
Thông thường khi sử dụng xe đẩy để đưa bé đi chơi ngoài trời, bố mẹ luôn có thói quen che chắn rất kỹ càng để tránh bụi, tránh nắng... Bạn nghĩ rằng như vậy là bảo vệ con nhưng thực chất việc làm này có thể làm cho con bạn nguy hiểm đến cả tính mạng.
Theo những nhà nghiên cứu tại Thụy Điển, khi dùng khăn để phủ lên nóc xe đẩy, cho dù là tấm vải mỏng nhất, đều có thể biến chiếc xe trở thành một cái lò nung, khiến cho không khí lưu thông kém và làm cho bé có nguy cơ bị trụy tim thậm chí là đột tử khi nhiệt độ cơ thể bị tăng lên quá cao.
Con có thể mất mạng oan uổng vì thói quen dùng xe đẩy thiếu hiểu biết này của bố mẹ
Bác sĩ Svante Norgren trực thuộc khoa nhi tại bệnh viện Astrid Lindgren thành phố Stockholm, cho biết: "Bên trong xe đẩy có thể nên nên cực kỳ nóng và ngột ngạt, chẳng khác gì một chiếc bình giữ nhiệt, và tấm màn phủ lên xe nên phụ huynh khó có thể quan sát được tình trạng sức khỏe của trẻ đang ngồi bên trong."
Một thí nghiệm đã được thực hiện để xem nhiệt độ trong xe đẩy thay đổi như thế nào. Trước khi được phủ khăn, nhiệt độ trong xe đo được là 22 độ C. Sau khi che chắn bởi một tấm khăn, nhiệt độ trong xe đã lên đến 33 độ C chỉ sau 30 phút và tăng đến gần 38 độ C trong vòng 1 tiếng đồng hồ.
Vậy làm thế nào để có thể bảo vệ trẻ khỏi ánh nắng mặt trời hiệu quả mà an toàn?
Bác sĩ phòng khám nhi Christian Nechyba, North Carolina, cho rằng điều đầu tiên hết là phụ huynh nên chọn những chiếc xe đẩy sáng màu, nóc xe rộng rãi và tấm bạt phía sau có thể tháo lắp dễ dàng. Ngoài ra, cũng nên trang bị cho xe một chiếc quạt nhỏ và tuyệt đối tránh việc che chắn xe quá kỹ càng.
Khi đẩy bé đi ngoài trời, cần chú ý thường xuyên kiểm tra xem bé có bị nóng hay gặp khó chịu gì không. Những dấu hiệu bé đang bị kiệt sức vì nhiệt bao gồm khát nước đổ nhiều mồ hôi mệt mỏi lờ đờ, thở ngắn và gấp, da chuyển màu đỏ hoặc sờ vào thấy nóng rực. Nếu như gặp phải tình trạng này, bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé vào khu vực râm mát hoặc có điều hòa và cho bé uống thật nhiều nước. Nếu tình trạng vẫn không thấy khả quan thì phải đưa trẻ vào bệnh viện ngay.
- Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (Thứ năm, 08:33:04 04/02/2021)
- Trẻ mở miệng khi ngủ: Cảnh báo những vấn đề sức khỏe... (Thứ năm, 13:43:05 28/01/2021)
- Bé 2 tuổi ngày nào cũng cười toe toét: Ai cũng tưởng ngoan nhưng... (Chủ nhật, 16:01:00 18/10/2020)
- 4 thói quen của cha mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng... (Thứ Hai, 08:33:00 14/09/2020)
- Những lý do cơ bản khiến trẻ chậm mọc răng bạn nên biết (Chủ nhật, 07:30:01 02/08/2020)
- Bí mật về khóc dạ đề mà có thể mẹ chưa biết đến (Thứ bảy, 09:45:04 01/08/2020)
- Để con bớt đau khi mọc răng, cha mẹ có thể làm điều này (Thứ sáu, 14:40:05 31/07/2020)
- BS Nguyễn Thị Hòa: Việc cần làm khi trẻ bị mộng du (Thứ năm, 22:00:05 30/07/2020)
- Bố 9X chết điếng nhận tin con 7 ngày tuổi mắc cùng lúc 2 bệnh... (Thứ sáu, 10:05:01 10/07/2020)
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu... (Thứ năm, 14:50:04 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:05 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:09 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:05 12/02/2023