Điểm mặt những "sát thủ" đe dọa tính mạng trẻ em ngay trong nhà

Các chất tẩy rửa, đồ chơi bằng nhựa hay cửa sổ, ban công luôn là những thứ đe dọa tính mạng trẻ ngay trong nhà.

Vào tối ngày 2/3, tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba (Đồng Hới) đã tiếp nhận trường hợp một cháu bé bị chấn thương sọ não vỡ xương trán, do người lớn sơ suất không để ý cho bé chơi ở khu vực nguy hiểm, làm bé trượt chân ngã xuống dưới với độ cao khoảng 2,5 - 3m.

Bé 2 tuổi bị ngã chấn thương sọ não do lan can cầu thang trong nhà đang xây chưa có tay vịn (Ảnh: Long Nhật - Vnexpress)

Bé 2 tuổi bị ngã chấn thương sọ não do lan can cầu thang trong nhà đang xây chưa có tay vịn (Ảnh: Long Nhật - Vnexpress)

Các bậc phụ huynh cần ghi nhớ rằng: Căn nhà của bạn chứa đựng nhiều mối nguy hiểm và luôn rình rập, đe dọa đến sự an toàn, tính mạng của trẻ bất cứ lúc nào. Thực tế là đã có nhiều tai nạn đáng tiếc xảy ra khi trẻ ở trong nhà.

Chất tẩy rửa

Chất tẩy rửa thường được các gia đình sử dụng để làm sạch nhà hoặc giặt quần áo. Nhưng chúng lại rất nguy hiểm, vì hầu hết các chất tẩy rửa trên thị trường hiện nay đều có chứa natri hypochlorite, có tính chất ăn mòn da cực mạnh. Đồng thời, chất tẩy rửa cũng tạo ra khí độc, gây tổn thương phổi.

Chính vì vậy, phụ huynh cần cho trẻ tránh xa các loại chất tẩy rửa Chúng ta nên sử dụng chanh để rửa sạch quần áo của em bé, thay vì sử dụng chất tẩy rửa thông thường.

Đồ chơi bằng nhựa

Đồ chơi trẻ em hiện nay thường được làm từ nhựa tái chế, chứa nhiều chất hóa học và có thể gây hại cho trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, một số chất hóa học tồn tại trong đồ chơi nhựa có thể gây ra bệnh ung thư các dị tật bẩm sinh và một số bệnh nguy hiểm khác.

Để đảm bảo an toàn sức khỏe và sự phát triển của trẻ, các bậc phụ huynh nên hạn chế cho con em mình sử dụng đồ chơi bằng nhựa. Khi mua, bạn cần tìm hiểu rõ nguồn gốc, xuất xứ của loại đồ chơi đó.

Trẻ con rất hiếu động và tò mò nên bất cứ vật gì trong nhà cũng có thể là mối đe dọa với trẻ (Ảnh minh họa: Internet)

Trẻ con rất hiếu động và tò mò nên bất cứ vật gì trong nhà cũng có thể là mối đe dọa với trẻ (Ảnh minh họa: Internet)

Các thiết bị hoặc vật dụng sắc nhọn

Trong gia đình, căn bếp là khu vực chứa nhiều nguy hiểm tiềm ẩn đối với trẻ vì đây là nơi thường xuyên xuất hiện các thiết bị, vật dụng sắc nhọn. Bạn cần tránh cho trẻ nhỏ tiếp xúc với khu vực này: Không để dao, kéo, các vật sắc nhọn nằm trong tầm với của bé. Bạn nên sử dụng giá treo hoặc các ngăn kéo tủ đựng đồ ở trên cao.

Điện và các thiết bị điện

Trẻ con luôn tự mày mò và khám phá mọi thứ xung quanh nhà và không tránh khỏi việc tiếp xúc với nguồn điện và các thiết bị điện khác. Để đảm bảo an toàn, bạn cần che chắn các ổ cắm điện bằng băng keo hoặc miếng nhựa.

Tránh trẻ em tiếp cận với các thiết bị điện thông dụng như bàn là, quạt điện… Không để các vật kim loại như thanh sắt, bút chì… gần nơi có ổ cắm điện.

Cửa sổ và ban công

Đây là nơi thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn đáng tiếc liên quan đến trẻ em, nhất là những gia đình sống ở nhà cao tầng, căn hộ chung cư. Bạn nên đóng các cửa sổ, cửa ra ban công khi trẻ chơi trong nhà. Làm khung, hàng rào chắn chắn, phù hợp cho tất cả cửa sổ và ban công.

Các loại dị vật

Các loại hạt như hạt lạc hạt điều; các loại trái cây như nhãn, vải hay kẹo cứng, các vật dụng như nắp chai nước, mảnh ghép đồ chơi,… đều là những dị vật gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Để ngăn ngừa và có thể xử lý kịp thời khi trẻ bị hóc dị vật, các bậc phụ huynh nên tự trang bị cho mình những cách sơ cấp cứu căn bản nhất.

Bố mẹ nên dành thời gian cho trẻ vừa để gắn kết tình cảm vừa đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ (Ảnh minh họa: Internet)

Bố mẹ nên dành thời gian cho trẻ vừa để gắn kết tình cảm vừa đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ (Ảnh minh họa: Internet)

Những điều cần lưu ý để đảm bảo an toàn cho trẻ ngay trong nhà

- Không nên để trẻ ở nhà một mình dù chỉ là trong một phút vì bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra.

- Quan sát, để ý, không bỏ qua bất kỳ điều gì trong ngôi nhà mà bạn nghĩ hoặc cảm thấy có thể không an toàn cho trẻ.

- Cần học các kỹ năng về xử lý tình huống khi có sự cố bất ngờ xảy ra với trẻ để bạn có thể ứng phó và đưa đi cấp cứu kịp thời.

- Không nên tin tưởng, giao phó hoàn toàn tính mạng của trẻ cho người giúp việc hoặc người cao tuổi. Tốt nhất bạn luôn để trẻ trong tầm mắt của mình khi ở nhà.    

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật