Đối phó viêm lợi phồng rộp ở trẻ nhỏ và cách phòng bệnh

Viêm lợi miệng Herpes nguyên phát: Hay còn gọi viêm lợi miệng phồng rộp nguyên phát là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do virut herpes singler type 1 gây lên (HIS-1).

Bệnh hay gặp ở trẻ em từ 2-5 tuổi nhưng cũng có thể gặp ở tuổi lớn hơn. Trẻ nhỏ hơn dưới 12 tháng ít mắc do nhận được miễn dịch thụ động từ mẹ. Virut lây nhiễm qua đường hô hấp dưới dạng bọt khí (mang virut) với thời gian ủ bệnh khoảng 1 tuần. Trẻ bị nhiễm sẽ có hội chứng nhiễm virut: sốt khoảng 38-39oC, đau đầu, khó chịu, đau miệng, khó nuốt, có hạch ở cổ... Đôi khi các triệu chứng khởi phát thoáng qua không được để ý.

Các biểu hiện ở miệng có khi chỉ dưới dạng 1 hoặc 2 vết loét nhẹ ở niêm mạc miệng. Trong trường hợp cấp tính, có thể quan sát thấy các triệu chứng: bờ lợi viêm đỏ, phù nề; điển hình là sự xuất hiện các mụn nước màu vàng hoặc trắng xám ở lợi, lưỡi, môi, má, khẩu cái...

Sau vài ngày mụn nước tự động vỡ để lại các vết loét trên có giả mạc màu trắng xám, kích thước 1-3mm, xung quanh có viền viêm đỏ và rất đau. Giai đoạn lâm sàng kéo dài khoảng 14 ngày và các tổn thương ở miệng sẽ liền không để lại sẹo. Biến chứng nặng và rất hiếm gặp là viêm não và màng não vô khuẩn.

Về xử trí: Các điều trị chủ yếu làm giảm triệu chứng của bệnh và chống bội nhiễm Chính vì vậy, bệnh nhân cần được đến cơ sở y tế để điều trị theo dõi, ở giai đoạn cấp tính bác sĩ có thể chỉ định bôi thuốc giảm đau tại chỗ, bôi trước khi ăn và trước khi đi ngủ; thuốc giảm đau hạ sốt toàn thân. Có thể dùng kháng sinh phòng bội nhiễm toàn thân. Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi chế độ ăn mềm giàu dinh dưỡng bù nước đầy đủ.

Cách phòng bệnh

Để phòng viêm lợi cần chăm sóc răng bằng cách, chải răng thường xuyên (ít nhất 2 lần/ngày), dùng thêm chỉ nha khoa để lấy bỏ thức ăn thừa giắt bám ở kẽ răng, súc miệng thường xuyên bằng nước muối và các dung dịch súc miệng khác để tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng Lưu ý sử dụng những loại bàn chải mềm mại để không gây tổn thương cho lợi trong quá trình đánh răng. Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, khám răng miệng định kỳ. Khi có các biểu hiện bất thường cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa răng hàm mặt để được tư vấn điều trị.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật