Hướng dẫn cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa mẹ nhất định phải biết

Vì nhiều lý do như sự bất cẩn của người mẹ, sử dụng núm vú không đạt chuẩn có thể khiến bé bị sặc sữa. Nếu không cấp cứu kịp có thể gây tử vong.

Nguyên nhân khiến bé bị sặc sữa

Sặc sữa là một trong những hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nếu cha mẹ không kịp thời phát hiện và cứu chữa thì nguy cơ tử vong ở trẻ là rất cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, sau đây là một số nguyên nhân tiêu biểu khiến bé bị sặc sữa:

- Một số bà mẹ cho con bú trong tình trạng em bé đang ngủ mơ màng, tức là đang bú nhưng cơ thể bé đã chuyển dần sang trạng thái ngủ. Ngay lúc này sữa vẫn chảy nhưng trẻ không còn nuốt nữa mà chỉ ngậm miệng. Khi trẻ thở mạnh, có thể hút sữa đưa lên mũi đi vào khí quản và phế quản gây nên tình trạng săc sữa.

- Do bà mẹ sử dụng núm vú cao su đã bị đục thủng lỗ quá lớn, khiến sữa chảy nhanh, làm cho trẻ nuốt không kịp, dẫn đến tình trạng sặc sữa, trớ sữa,...

- Trẻ tầm 3 – 4 tháng tuổi đã bắt đầu biết 'hóng' chuyện. Khi cho bé bú, nếu người mẹ nói chuyện hoặc làm bất cứ hành động gì cũng đều gây sự chú ý cho trẻ thâm chí bé có thể thích chí và cười nhiều. Điều này sẽ khiến sữa không được nuốt kịp, dẫn đến tràn vào khí quản gây sặc sữa.

- Tư thế mẹ cho bé bú không đúng. Mẹ lưu ý khi cho bé bú cần bế bé cao đầu, ở tư thế thoải mái. Nếu mẹ cho bé nằm bú ở tình trạng ngửa hoặc gập cổ sẽ khiến trẻ rất dễ bị sặc sữa. Bạn cần cần chú ý nếu trẻ đang khóc ngằn ngặt, người mẹ đừng ấn ngay núm vú vào miệng trẻ, có thể khiến bé bị sặc sữa ngay.

Bé dễ bị sặc sữa nếu bú trong tư thế không thoải mái (Ảnh: Internet)

Bé dễ bị sặc sữa nếu bú trong tư thế không thoải mái (Ảnh: Internet)

Bé bị sặc sữa, mẹ cần làm gì?

Cách đơn giản và nhanh chóng nhất là người mẹ dùng miệng hút mạnh vào miệng và mũi của trẻ. Lưu ý là hút càng mạnh, càng nhanh càng tốt, nếu chậm trễ sữa sẽ vào sâu bên trong khí quản, khó có thể rút ra, trẻ bị tắc thở lâu sẽ khó lòng cứu. Tiếp theo, bạn hút kỹ những sữa còn đọng lại ở mũi, họng. Khi hút xong, bạn cần kích thích mạnh để bé có thể khóc và thở được. Sau đó thì nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để cứu chữa kịp thời. Bạn cũng cần lưu ý là sau khi sơ cứu xong, dù em bé đã hồng hào trở lại thì vẫn cần đưa đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra kỹ xem có ảnh hưởng gì không.

Ngoài ra, khi trẻ sặc sữa, có các triệu chứng tím tái khó thở người mẹ nên nhanh chóng đặt trẻ nằm sấp đầu ở trên cánh tay rồi dùng tay vỗ mạnh liên tiếp 5 cái vào lưng trẻ. Sau đó, bạn lật trẻ lên xem trẻ thế nào. Nếu bé vẫn còn khóc được, không còn tím tái thì chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ tiếp tục quan sát, theo dõi.

Cách đề phòng bé bị sặc sữa

- Bạn tuyệt đối tránh vừa cho em bé bú vừa làm việc khác. Bạn cần tập trung chú ý đến trẻ trong suốt quá trình cho trẻ bú, xem lượng sữa có ra nhiều quá không, trẻ có bú kịp không.

- Bạn chỉ cho trẻ bú khi bé hoàn toàn tỉnh táo, không mơ màng ngủ, không quấy khóc hay không quẫy đạp. Nếu bé đang bú mà có hiện tượng khác thường thì bạn phải dừng ngay, tuyệt đối không cố ép.

- Với trẻ được nuôi bằng sữa mẹ khi sữa mẹ xuống quá nhiều, trẻ không nuốt kịp, người mẹ nên dùng hai ngón tay kẹp đầu vú để ngăn cho sữa chảy xuống nhiều. Ban đêm, nếu muốn cho trẻ bú, mẹ cần ngồi dậy thật ngay ngắn, bế trẻ bằng hay tay và không được vừa năm vừa cho trẻ ngậm vú mẹ.

- Với trẻ bú bình bạn cần lưu tâm những yếu tố đạt chuẩn của bình sữa: Bình pha sữa cần được tiệt trùng thật kỹ, đảm bảo vệ sinh. Lỗ thông đầu núm vú cao su không nên đục quá to, dùng núm ti theo độ tuổi. Khi trẻ bắt đầu bú, cần nghiêng chai sữa khoảng 45 độ để sữa chảy ngập lỗ thông, trẻ sẽ tránh mút phải nhiều không khí.

- Đối với những trẻ sơ sinh quá nhẹ cân, hoặc do đẻ thiếu tháng, có dung lượng dạ dày nhỏ, cơ vòng thượng vị vẫn chưa được hoàn thiện nên bé rất dễ trớ sữa. Khi lượng sữa bị trớ quá nhiều, với tốc độ nhanh, trẻ sẽ dễ hít ngược trở lại và bị sặc sữa. Chính vì vậy, không nên để cho bé quá đói mới cho bú hay bú quá no.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật