Lý giải rõ nguyên nhân của việc tái mắc bệnh sau tiêm phòng

Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân việc tái mắc bệnh dù đã tiêm phòng.

PGS.TS Phạm Nhật An, Phó giám đốc BV Nhi Trung ương cho biết, việc tiêm phòng sẽ hạn chế tối đa khả năng mắc bệnh, nhưng vì những lý do đáp ứng miễn dịch của cơ thể khi tiêm vắc-xin chưa đủ mạnh nên vẫn có thể mắc bệnh.

Tuy nhiên, bệnh cảnh của những trường hợp này thường nhẹ hơn. Theo các BS, các trường hợp đã tiêm vắc-xin nhưng vẫn mắc bệnh do nhiều nguyên nhân. Phổ biến nhất là trường hợp đã tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi quai bị thủy đậu rubella nhưng vẫn mắc các loại bệnh này.

BS Tống Thanh Sơn, BV Nhi Đồng II TPHCM tư vấn, theo chương trình tiêm phòng mở rộng trước đây, chỉ cần tiêm một liều vắc-xin sởi đã đủ tạo ra miễn dịch cao và bền vững. Tuy nhiên, khi số ca mắc sởi trong cộng đồng tăng lên, một số nơi xuất hiện ổ dịch, một số trường hợp đã tiêm vắc-xin nhưng cơ địa vẫn không đáp ứng.

Một số trường hợp bệnh nhi đã tiêm tối thiểu hai liều vắc-xin sởi mà vẫn mắc bệnh có thể do trẻ có cơ địa miễn dịch đặc biệt. Cũng có khi do trẻ đang trong giai đoạn uống một số loại thuốc ức chế miễn dịch điều trị bệnh hen suyễn hội chứng thận hư bệnh lý về khớp... khiến việc tiêm vắc-xin tạo miễn dịch không hiệu quả.

Tiêm phòng là cách tốt nhất ngăn ngừa nhiễm bệnh (Ảnh minh họa: Internet)

Tiêm phòng là cách tốt nhất ngăn ngừa nhiễm bệnh (Ảnh minh họa: Internet)

BS Trương Hữu Khanh, khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi Đồng I TPHCM khẳng định, nếu trẻ đã tiêm vắc-xin nhưng vẫn mắc bệnh quai bị sởi, rubella, thủy đậu thường do tiêm không đủ liều, bỏ tiêm giữa chừng, tiêm sớm so với thời gian quy định hoặc do cơ địa quá yếu...

Ngoài ra, nếu cách bảo quản vắc-xin chưa tốt và cách tiêm không đúng, cũng khiến việc tiêm phòng không hiệu quả. Riêng trẻ mắc lao khi đã được tiêm phòng, các chuyên gia giải thích: Khi trẻ sinh ra, trong vòng ba ngày đầu tiên thường được tiêm vắc-xin BCG ngừa bệnh lao

Ở những trẻ không được tiêm ngừa hoặc sau một thời gian tiêm, nồng độ kháng thể giảm dần và có khi thấp dưới ngưỡng bảo vệ vi khuẩn bạch hầu có thể xâm nhập, tiết ra độc tố Độc tố bạch hầu hấp thu vào máu, theo tuần hoàn đi khắp cơ thể, dẫn đến tổn thương ở các cơ quan khác: viêm cơ tim viêm dây thần kinh Biến chứng có thể xảy ra trong những ngày đầu của bệnh hoặc cũng có thể xảy ra chậm vài tuần sau khi bệnh đã khỏi.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật