Những ảnh hưởng tiêu cực khi trẻ nghiện màn hình máy tính, điện thoại

Những đứa trẻ ngồi trước màn hình máy tính, điện thoại… hàng chục giờ liền, đều có nguy cơ đối mặt với hậu quả nghiêm trọng.

Một tuyên bố vào năm 2013 của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ đã trích dẫn một loạt số liệu thống kê gây sốc: 'Những đứa trẻ từ 8-10 tuổi trung bình dành gần 8h mỗi ngày để sử dụng các phương tiện truyền thông khác nhau, những đứa trẻ lớn tuổi hơn đang tiêu tốn 11h mỗi ngày.

Trước đây là tivi và bây giờ là máy tính, điện thoại, máy tính bảng đang dần lên ngôi và lấn chiếm thời gian của bọn trẻ. Hiện tượng này có thể bắt đầu từ rất sớm, khi các bố mẹ 'trao' vào tay con mình những chiếc điện thoại cảm ứng hay máy tính bảng để các bé giải trí Lẽ ra, các bé nên tự quan sát mọi thứ và tương tác với mọi người xung quanh mình thay vì 'dán mắt' vào màn hình như vậy.

Nhiều cha mẹ vì muốn con ngoan ngoãn nghe lời, không gây rối hoặc cản trở công việc của người lớn nên không ngần ngại cho con sử dụng các thiết bị này. Họ quên mất thực tế là con họ đang dành quá nhiều thời gian vào thế giới ảo. Nhiều bậc phụ huynh cũng đưa ra một vài quy tắc cho con mình về việc sử dụng các thiết bị điện tử nhưng hầu hết không quy định thời gian con có thể sử dụng. Các chuyên gia Trung Quốc xem chứng nghiện màn hình là một hiện tượng rối loạn lâm sàng.

Những trẻ nghiện màn hình dễ nổi cáu và tranh cãi với giáo viên (Ảnh: Internet)

Những trẻ nghiện màn hình dễ nổi cáu và tranh cãi với giáo viên (Ảnh: Internet)

Những ảnh hưởng tiêu cực khi trẻ nghiện màn hình

Việc nghiện các thiết bị điện tử đang gây ra những tác động tiêu cực đáng kể đến sức khỏe hành vi và kết quả học tập ở trường của trẻ:

Những đứa trẻ xem quá nhiều các chương trình bạo lực, đặc biệt là các trò chơi điện tử có xu hướng hành xử bạo lực hơn. Một câu trả lời đáng suy ngẫm của một đứa trẻ khi được hỏi về trò chơi điện tử yêu thích nhất: 'Cháu thích Call of Duty: Black Ops, bởi vì trong đó có những xác sống và chúng ta sẽ có súng để giết người khác, nó rất dữ dội. Cháu thích máu và những gì bạo lực'.

Không chỉ dừng lại ở suy nghĩ, những đứa trẻ thường xuyên chơi trò chơi và xem các chương trình bạo lực sẽ dễ nổi cáu hơn và sẵn sàng 'chiến đấu' với bạn bè hoặc tranh cãi với giáo viên khi cảm thấy bất mãn, không hài lòng.

Trẻ nghiện xem màn hình có thể thành thạo với việc xử lí nhiều việc cùng lúc nhưng chúng sẽ dần mất khả năng tập trung vào việc quan trọng để suy nghĩ sâu sắc và giải quyết công việc và cuộc sống sau này. Bên cạnh đó còn kể đến những hậu quả về thể chất cũng rất nghiêm trọng. Bọn trẻ có thể phát triển những cơn đau ở ngón tay, cổ tay mạch máu trong mắt bị thu hẹp, chứng đau cổ đau lưng vì ngồi không đúng tư thế khi dùng điện thoại, máy tính bảng hoặc xem tivi.

Cha mẹ nên làm gì?

Trước 2 tuổi, cha mẹ không nên cho trẻ tiếp xúc với bất kì phương tiện truyền thông nào  bởi vì ở những năm đầu, não của trẻ phát triển nhanh chóng và tốt nhất các bé nên được học mọi thứ bằng cách tương tác với mọi người xung quanh chứ không phải qua màn hình. Những đứa trẻ lớn hơn và tuổi thiếu niên chỉ nên dành một hoặc hai giờ mỗi ngày cho các phương tiện truyền thông giải trí và nên là các chương trình có chất lượng tốt. Thời gian còn lại nên dành để chơi ngoài trời, đọc sách và dùng trí tưởng tượng để thực hiện nhiều hoạt động khác nhau.

Ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ nên dạy cho các bé cách lắng nghe và quan sát người khác. Đó là một cách dạy trẻ hòa đồng hơn và sống tình cảm hơn - những yếu tố quan trọng cho thành công của bọn trẻ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật