Những lưu ý khi điều trị ARV cho trẻ em bị nhiễm HIV
Những loại đồ uống cản trở hấp thu canxi khiến bé ngày càng thấp còi
4 loại đồ uống "độc" nhất với trẻ, loại cuối dù chỉ uống 1 ngụm cũng tổn hại não bộ
Điều trị ARV là một phần trong tổng thể các dịch vụ chăm sóc dinh dưỡng hỗ trợ y tế, tâm lý và xã hội cho trẻ nhiễm HIV/AIDS. Bất cứ phác đồ điều trị nào cũng phải có ít nhất 3 loại thuốc Cần chú ý, điều trị ARV là điều trị suốt đời nên trẻ cần phải tuân thủ điều trị tuyệt đối để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh kháng thuốc.
Phác đồ điều trị sửa đổi
Theo hướng dẫn mới nhất ngày 02/11/2011 của Bộ Y tế, đối với trẻ dưới 24 tháng tuổi đã từng tiếp xúc với NVP hoặc EFV (Efavirenz) do mẹ điều trị thuốc kháng vi-rút hoặc sử dụng thuốc kháng vi-rút để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con dùng AZT + 3TC + LPV/r.
Đối với trẻ dưới 24 tháng tuổi không có hoặc không rõ tiền sử tiếp xúc với NVP hoặc EFV do mẹ điều trị thuốc kháng vi-rút hoặc sử dụng thuốc kháng vi-rút để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con dùng AZT + 3TC + NVP.
Đối với trẻ từ 24 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi dùng AZT/d4T (Stavudine) + 3TC + NVP.
Đối với trẻ trên 36 tháng tuổi dùng AZT +3TC + NVP/EFV.
Trong trường hợp không sử dụng được AZT thay bằng ABC (Abacavir). Nếu có chống chỉ định với ABC thì thay bằng d4T.
Một số điểm cần lưu ý
Trẻ được điều trị bằng thuốc kháng vi-rút cần được tái khám và phát thuốc định kỳ 1-2 tháng/lần. Khi bắt đầu điều trị trẻ cần được tái khám sớm để được tư vấn, hỗ trợ tuân thủ và theo dõi các tác dụng phụ của thuốc. Khi đã đảm bảo trẻ tuân thủ điều trị và dung nạp thuốc tốt, lâm sàng cải thiện, thì thời gian giữa các lần tái khám có thể dài hơn.
Khi phát hiện ra việc quên cho trẻ uống thuốc theo lịch thì điều đầu tiên là phải cho trẻ uống ngay liều thuốc vừa quên. Tiếp theo tính thời gian uống liều kế tiếp theo lịch như thường lệ:
- Nếu thời gian đến liều uống kế tiếp còn trên 4 giờ, cho trẻ uống liều đó vào đúng thời gian theo lịch như bình thường.
- Nếu thời gian đến liều uống kế tiếp còn dưới 4 giờ, không được cho trẻ uống liều kế tiếp theo lịch cũ mà phỉa đợi trên 4 giờ mới cho uống.
- Nếu quên cho trẻ uống hơn 2 liều trong 1 tuần, hãy báo cho bác sĩ của trẻ để được hướng dẫn.
- Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (Thứ năm, 08:33:04 04/02/2021)
- Trẻ mở miệng khi ngủ: Cảnh báo những vấn đề sức khỏe... (Thứ năm, 13:43:09 28/01/2021)
- Bé 2 tuổi ngày nào cũng cười toe toét: Ai cũng tưởng ngoan nhưng... (Chủ nhật, 16:01:02 18/10/2020)
- 4 thói quen của cha mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng... (Thứ Hai, 08:33:02 14/09/2020)
- Những lý do cơ bản khiến trẻ chậm mọc răng bạn nên biết (Chủ nhật, 07:30:04 02/08/2020)
- Bí mật về khóc dạ đề mà có thể mẹ chưa biết đến (Thứ bảy, 09:45:01 01/08/2020)
- Để con bớt đau khi mọc răng, cha mẹ có thể làm điều này (Thứ sáu, 14:40:00 31/07/2020)
- BS Nguyễn Thị Hòa: Việc cần làm khi trẻ bị mộng du (Thứ năm, 22:00:01 30/07/2020)
- Bố 9X chết điếng nhận tin con 7 ngày tuổi mắc cùng lúc 2 bệnh... (Thứ sáu, 10:05:09 10/07/2020)
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu... (Thứ năm, 14:50:08 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:00 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:08 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:09 12/02/2023