Phát hiện dấu hiệu tự kỷ ở trẻ dưới 1 tuổi - Dấu hiệu nào là rõ dàng nhất?

Rối loạn phổ tự kỷ hay còn gọi là tự kỷ là một khuyết tật phát triển phức tạp với các đặc trưng khiếm khuyết về giao tiếp và tương tác xã hội.

Thường thì vẻ bề ngoài của trẻ tự kỷ không khác với những người khác nhưng giao tiếp, tương tác, ứng xử của họ thì có nhiều điểm khác biệt.

Khả năng học hỏi, tư duy và giải quyết vấn đề của người tự kỷ có thể từ thiên tài cho đến khó khăn trầm trọng. Một số người tự kỷ cần rất nhiều hỗ trợ trong sinh hoạt, một số khác thì cần ít hơn. 

Theo ước tính của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), rối loạn phổ tự kỷ có thể xảy ra với bất cứ ai, không phụ thuộc giới tính chủng tộc, quốc tịch, tầng lớp kinh tế, xã hội. Theo đó, cứ 68 trẻ thì có 1 trẻ mắc tự kỷ trong đó, tỷ lệ tự kỷ ở trẻ em trai cao gấp 4,5 lần so với trẻ em gái.

Đặc biệt, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng , ở các cặp sinh đôi cùng giới, nếu một trẻ mắc tự kỷ thì nguy cơ trẻ kia bị ảnh hưởng chiếm 36-95%. Còn với các cặp sinh đôi khác giới, tỷ lệ này là chiếm từ 0-31%.

Bên cạnh đó, khoảng 10% trẻ tự kỷ còn có hội chứng Down hoặc các rối loạn gennhiễm sắc thể khác. Với các bậc phụ huynh có con đầu mắc chứng tự kỷ thì tỷ lệ sinh thêm những đứa con tiếp theo cũng mắc tự kỷ nằm trong khoảng từ 2-18%. Hơn nữa, các chuyên gia khuyến cáo, cha mẹ càng lớn tuổi, đứa con sinh ra càng có nguy cơ bị tự kỷ.

Tự kỷ có thể được phát hiện từ khi 18 tháng tuổi hoặc nhỏ hơn. Các dấu hiệu dễ nhận biết trẻ có nguy cơ mắc chứng tự kỷ như:

- Chưa biết cười lớn hoặc thể hiện vui mừng khi 6 tháng tuổi

- Chưa biết đáp ứng qua lại với lời nói, âm thanh, cười hoặc những biểu cảm khác trên khuôn mặt khi 9 tháng tuổi

- Chưa biết bập bẹ khi 12 tháng

- Chưa biết sử dụng các điệu bộ như chỉ, cho xem, vẫy tay.. khi 12 tháng tuổi

- Chưa phát âm được từ nào lúc 16 tháng

- Chưa biết nói (kể cả nhại lại, bắt chước) cụm 2 từ khi 24 tháng tuổi

- Bị giảm bớt khả năng nói, bập bẹ hoặc kỹ năng xã hội ở bất cứ lứa tuổi nào...

Việc chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ có thể rất khó vì không có xét nghiệm y khoa nào. Do vậy, các bác sĩ sẽ dựa vào các hành vi và sự phát triển của trẻ để chẩn đoán. Khi trẻ 2 tuổi trở lên mới có thể khẳng định chính xác trẻ có bị tự kỷ hay không. Từ đó mới đưa ra được phác đồ can thiệp kịp thời cho trẻ. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật