Trẻ bị dị tật thừa ngón, nguyên nhân do đâu và cha mẹ cần làm gì?

Dị tật này chủ yếu gặp ở trẻ em với tần suất là 1/1000.

Nguyên nhân

Dị tật thừa ngón là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng thừa ngón bàn tay hoặc bàn chân. Các dạng thường gặp là thừa ngón trỏ, ngón cái, ít gặp hơn là thừa các ngón ở giữa. Dị tật này chủ yếu gặp ở trẻ em với tần suất là 1/1000.

Nguyên nhân dẫn đến dị tật này có thể là do yếu tố về gen di truyền nhưng đa số các trường hợp là không có nguyên nhân cụ thể rõ ràng nào. Đặc điểm của những ngón thừa này là thường nhỏ và phát triển kém hơn so với các ngón thông thường.

Dị tật thừa ngón gây cản trở thực hiện chức năng của bàn tay, bàn chân (Ảnh minh họa: Internet)

Dị tật thừa ngón gây cản trở thực hiện chức năng của bàn tay, bàn chân (Ảnh minh họa: Internet)

Thời điểm phẫu thuật thích hợp

Trẻ bị dị tật thừa ngón ảnh hưởng nhiều đến chức năng của bàn tay, bàn chân cũng như sự phát triển tâm lý. Tùy thuộc vào từng trường hợp trẻ bị dị tật mà có giải pháp điều trị phù hợp. Hiện nay thưc hiện phẫu thuật dị tật này là phương pháp tối ưu được các bác sĩ khuyên gia đình nên thực hiện.

Phẫu thuật dị tật thừa ngón là điều cần thiết để tạo ra một ngón tay duy nhất có chức năng bình thường. Thời điểm phẫu thuật thích hợp nhất là khi trẻ khoảng từ 12 - 18 tháng tuổi, trước khi da phát triển và các chức năng cử động hoàn chỉnh.

Điều cha mẹ cần làm

- Đưa trẻ đi thăm khám: Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám, để bác sĩ có thể tư vấn và đưa ra hướng điều trị thích hợp nhất. Nếu phần ngón thừa chỉ dính vào da thì có thể thực hiện phẫu thuật ngay. Đối với tật dính ngón phức tạp thì cần phải dựa vào các xét nghiệm cần thiết, chẩn đoán hình ảnh mới đưa ra phương pháp điều trị và thời gian tiến hành phẫu thuật phù hợp.

Phẫu thuật dị tật là cách tốt nhất để loại bỏ ngón thừa (Ảnh minh họa: Internet)

Phẫu thuật dị tật là cách tốt nhất để loại bỏ ngón thừa (Ảnh minh họa: Internet)

Cha mẹ lưu ý là khi điều trị dạng bệnh lý này thì nên tìm đến các bác sĩ, thầy thuốc chuyên khoa về bàn tay khám và điều trị. Tuyệt đối không tự ý đưa trẻ đi khám và chữa bệnh ở những địa chỉ không rõ ràng, không đảm bảo.

- chế độ ăn uống khoa học: Trẻ bị dị tật thừa ngón hầu như sức khỏe không bị ảnh hưởng nhiều. Để trẻ có sức đề kháng tốt, cha mẹ cần áp dụng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng

Tăng cường bổ sung các thực phẩm nhất là rau xanh và hoa quả tươi giàu vitamin và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nên chia thành các bữa nhỏ để trẻ dễ ăn và hấp thụ tốt hơn, đảm bảo cân nặng và sức khỏe

- Giữ gìn sức khỏe: Trẻ là đối tượng thường nhạy cảm với thời tiết, rất dễ bị ảnh hưởng khi khí hậu thay đổi, với trẻ bị dị tật bẩm sinh thì càng phải được chăm sóc kĩ càng. Cha mẹ nên cho trẻ uống đủ nước, luôn lau mồ hôi cho trẻ vào mùa hè; vào mùa đông thì giữ cho trẻ ấm, không cho trẻ đến nơi ô nhiễm, nhiều khói bụi thuốc lá…

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật