Vệ sinh tai cho bé đúng cách cần chú ý đến một số nguyên tắc
Ráy tai có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn và các tác nhân bên ngoài xâm nhập vào bên trong. Tuy nhiên ráy tai tích tụ nhiều, có thể gây bít, tắt ống tai. Do đó, việc làm sạch ráy tai, ngăn ngừa sự tích tụ của chất bẩn, các tế bào da chết trong ống tai của trẻ là điều cần thiết, tuy nhiên cần phải lấy ráy tai đúng cách.
Vệ sinh tai cho bé là việc làm rất cần thiết.
Để đảm bảo an toàn khi làm sạch tai của trẻ, phòng tránh nguy cơ viêm nhiễm, thậm chí có nguy cơ thủng màng nhĩ ảnh hưởng đến thính giác trong quá trình vệ sinh tai, cần chú ý đến một số nguyên tắc sau.
1. Vệ sinh trong quá trình tắm
Nên kết hợp việc vệ sinh tai trong quá trình tắm cho bé. Lúc này, tai đã ướt, da và ráy tai đều mềm nên rất dễ lau chùi. Dùng khăn mềm nhúng nước cho ẩm rồi lau nhẹ nhàng ở vành tai, tập trung vào những nếp gấp - nơi thường tích tụ nhiều mồ hôi và bụi bẩn. Sau đó, tiếp tục lau vào phần bên ngoài của ống tai. Bạn có thể dùng khăn bọc lấy ngón tay và xoay nhẹ trong ống tai.
2. Bọc khăn ấm
Hãy sử dụng khăn ấm để bọc tai cho bé trong quá trình tắm nhằm ngăn nước, tế bào da chết hay bụi bẩn rơi vào bên trong. Đây là cách giữ cho đôi tai của bé luôn sạch và an toàn.
3. Không dùng tăm bông
Dùng tăm bông để vệ sinh tai là một trong những thói quen của nhiều phụ huynh. Tuy nhiên, hành động này có thể gây nguy hiểm cho tai của bé. Cũng giống như các khu vực khác trên cơ thể, vùng da bên trong tai rất mỏng nên nếu lau chùi mạnh tay, bạn có thể làm con mình bị đau rát, thậm chí có thể gây thủng màng nhỉ trong trường hợp tăm bông bị đưa vào quá sâu.
4. Nhỏ nước vệ sinh tai
Nếu việc lau chùi bằng khăn không có hiệu quả vì ráy tai của bé quá nhiều, bạn có thể dùng nước nhỏ tai để làm mềm ráy tai trước khi lau bằng khăn. Hãy hỏi ý kiến của các chuyên gia y tế để được tư vấn về loại dung dịch vệ sinh tai phù hợp với lứa tuổi của con bạn
5. Không tự ý dùng thuốc
Đây cũng là thói quen thường gặp ở nhiều ông bố, bà mẹ. Việc tự ý sử dụng các loại thuốc nhỏ tai mà không có sự hỗ trợ, tư vấn từ bác sĩ chuyên ngành sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe của bé. Nguy cơ viêm nhiễm rất dễ xảy ra nếu dùng không đúng thuốc
6. Không lau chùi khi tai đang khô
Đừng cố làm sạch tai của bé khi chúng đang khô ráo vì bạn sẽ làm da trẻ bị kích ứng và trầy xước. Hãy dùng khăn ẩm để lau chùi tai. Thời điểm lý tưởng nhất để thực hiện “nhiệm vụ” này là lúc tắm cho bé.
7. Hành động cẩn thận
Rất hiếm trẻ chịu nằm hay ngồi yên khi bạn “đụng chạm” vào tai của chúng. Do đó, phải hết sức cẩn thận để không làm tổn thương cho trẻ trong quá trình vệ sinh tai. Bạn chỉ cần khoảng vài giây cho mỗi bên tai. Do đó, hãy hành động thật nhanh và chuẩn xác.
- Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (Thứ năm, 08:33:03 04/02/2021)
- Trẻ mở miệng khi ngủ: Cảnh báo những vấn đề sức khỏe... (Thứ năm, 13:43:02 28/01/2021)
- Bé 2 tuổi ngày nào cũng cười toe toét: Ai cũng tưởng ngoan nhưng... (Chủ nhật, 16:01:05 18/10/2020)
- 4 thói quen của cha mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng... (Thứ Hai, 08:33:02 14/09/2020)
- Những lý do cơ bản khiến trẻ chậm mọc răng bạn nên biết (Chủ nhật, 07:30:09 02/08/2020)
- Bí mật về khóc dạ đề mà có thể mẹ chưa biết đến (Thứ bảy, 09:45:05 01/08/2020)
- Để con bớt đau khi mọc răng, cha mẹ có thể làm điều này (Thứ sáu, 14:40:03 31/07/2020)
- BS Nguyễn Thị Hòa: Việc cần làm khi trẻ bị mộng du (Thứ năm, 22:00:01 30/07/2020)
- Bố 9X chết điếng nhận tin con 7 ngày tuổi mắc cùng lúc 2 bệnh... (Thứ sáu, 10:05:04 10/07/2020)
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu... (Thứ năm, 14:50:05 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:05 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:09 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:09 12/02/2023