Vì sao cha mẹ không nên tiến hành ngoáy tai cho trẻ nhỏ?
Tai là bộ phận quan trọng trên cơ thể. Nếu tác động mạnh, tai có thể bị chảy máu giảm thính lực và thậm chí là mất khả năng nghe. Trong khi không ít các bà mẹ có thói quen ngoáy tai bằng bông tăm cho trẻ mỗi ngày sau khi tắm hoặc tin rằng cần phải lấy ráy tai để làm sạch tai thì theo chia sẻ của bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) trên trang Hỏi bác sĩ nhi đồng, 'Thông thường, ráy tai loãng sẽ tự đẩy ra ngoài, do đó chỉ cần chờ và lau vành tai hay bờ lỗ tai thôi.
Khi nhìn thấy ráy tai khô thì nhỏ nước muối sinh lý cho mềm rồi từ từ bé sẽ tự đẩy ra, bình thường thì không cần nhỏ. Khi thấy quá cứng, nhỏ không mềm thì đến bác sĩ tai mũi họng. Không tự dùng tăm bông ngoáy trong tai, không tự lấy ráy tai vì bé không ngồi yên sẽ dễ làm chấn thương ống tai hay chấn thương màng nhĩ'.
Chỉ lau vành tai và bên ngoài tai bằng khăn mềm hoặc bông tăm để làm sạch tai cho bé. Trường hợp đặc biệt, bố mẹ nên đưa con đến bác sĩ chuyên khoa tai - mũi - họng (Ảnh minh họa: GH)
Cũng như các bộ phận khác trên cơ thể, tai của bé cần được sạch sẽ nhưng cách vệ sinh đúng thì không phải bố mẹ nào cũng biết. Hàng ngày, khi tắm cho bé, bố mẹ có thể dùng khăn xô mềm lau nhẹ nhàng cả mặt trước và sau vành tai nhưng lưu ý không để nước bắn vào bên trong tai bé. Thao tác thực hiệc là áp chặt các ngón tay vào vành tai trẻ, đảm bảo lỗ tai được che kín, rồi sau đó mới dùng khăn lau nhẹ nhàng.
Trong trường hợp nước bị bắn vào trong tai của bé thì bố mẹ cũng cần bình tĩnh, đặt trẻ nằm nghiêng về phía tai có nước. Như vậy, nước có thể tự chảy ra ngoài và bố mẹ dùng khăn xô hoặc bông tăm đặt vào thấm nước. 'Không nên cho vào tai bất cứ thứ gì nhỏ hơn khuỷu tay của mình' nên bố mẹ tuyệt đối không dùng bông tăm để ngoáy vào sâu trong ống tai. Việc này có thể làm tổn thương ống tai hoặc đẩy ráy tai vào sâu gây tắc ống tai.
Đường tai của bé thường khô và không có chất bẩn tiết ra nên cũng không cần chế độ chăm sóc đặc biệt. Với những trẻ nhỏ, để phòng ngừa nước sữa hay dịch thể khác chui vào tai khi bé ăn (nhất là bé bú bình) - một nguyên nhân gây viêm tai giữa - thì bố mẹ cần cẩn thận hơn khi chăm bé và che tai bé lại. Nếu thấy bé bỗng nhiên bứt rứt, khóc nhiều và sốt nóng thì nên kiểm trai tai bé xem có bị đau không. Hoặc khi bé đã ngủ, nếu chạm vào tai mà bé giật mình thức dậy, khi cho bé bú mà một bên tai bị chèn, bé không chịu ăn thì có thể đưa bé đi khám, đề phòng bị viêm tai giữa.
- Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (Thứ năm, 08:33:05 04/02/2021)
- Trẻ mở miệng khi ngủ: Cảnh báo những vấn đề sức khỏe... (Thứ năm, 13:43:04 28/01/2021)
- Bé 2 tuổi ngày nào cũng cười toe toét: Ai cũng tưởng ngoan nhưng... (Chủ nhật, 16:01:03 18/10/2020)
- 4 thói quen của cha mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng... (Thứ Hai, 08:33:04 14/09/2020)
- Những lý do cơ bản khiến trẻ chậm mọc răng bạn nên biết (Chủ nhật, 07:30:07 02/08/2020)
- Bí mật về khóc dạ đề mà có thể mẹ chưa biết đến (Thứ bảy, 09:45:02 01/08/2020)
- Để con bớt đau khi mọc răng, cha mẹ có thể làm điều này (Thứ sáu, 14:40:06 31/07/2020)
- BS Nguyễn Thị Hòa: Việc cần làm khi trẻ bị mộng du (Thứ năm, 22:00:08 30/07/2020)
- Bố 9X chết điếng nhận tin con 7 ngày tuổi mắc cùng lúc 2 bệnh... (Thứ sáu, 10:05:03 10/07/2020)
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu... (Thứ năm, 14:50:09 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:09 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:05 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:08 12/02/2023