Chấn thương do sinh nở có thể khiến sản phụ gặp phải căn bệnh đau đớn này

Sản phụ gặp phải các chấn thương trong quá trình sinh nở đều phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh rò lỗ trực tràng – âm đạo.

Khoảng 1 tháng trước, hội nhóm các mẹ trên Facebook rúng động vì chia sẻ về việc một sản phụ Singapore được cho là mắc bệnh rò lỗ trực tràng – âm đạo do sai sót trong quá trình bác sĩ khâu tầng sinh môn sau sinh.

Tuy nhiên, sau đó chia sẻ đã được xóa bỏ khiến cho việc xác định sự cố trên có thực sự xảy ra hay không chưa thể tiến hành. Nhưng đây cũng chính là cơ hội để chị em tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh gây nhiều phiền toái này.

Bệnh rò lỗ trực tràng - âm đạo là gì?

Rò lỗ trực tràng - âm đạo (RVF) là kết nối bất thường giữa phần dưới của ruột già - trực tràng - với âm đạo, giống như một đường hầm giữa 2 nhà ga dưới lòng đất. Ở trường hợp bị bệnh, xuất hiện một đường hầm chạy giữa hậu môn (hay trực tràng) và âm đạo.

Đường hầm này cho phép những thứ từ ruột như khí, dịch nhày vi khuẩn hay thậm chí phân đi từ trực tràng vào âm đạo. Những thứ trong ruột có thể bị rò rỉ thông qua một lỗ rò, khiến khí hoặc phân thoát ra từ âm đạo.

Triệu chứng của bệnh rò lỗ trực tràng – âm đạo

Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là hiện tượng xì hơi qua âm đạo. Những phụ nữ mắc bệnh cũng có thể thường xuyên bị nhiễm trùng phụ khoa hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu thậm chí thải dịch nhày và phân qua âm đạo.

Nguyên nhân gây bệnh

- Chấn thương trong lúc sinh nở: Các chấn thương liên quan đến sinh nở là nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh rò lỗ trực tràng – âm đạo. Trong đó, phổ biến nhất là chấn thương mô giữa trực tràng và âm đạo trong khi sinh, có tên chấn thương sản khoa, chỉ xảy ra với một bộ phận rất nhỏ sản phụ bị rách nghiêm trọng khi sinh thường.

- Bệnh Crohn’s hay một số bệnh viêm ruột khác: Phụ nữ mắc bệnh Crohn’s (tình trạng viêm mãn tính của ruột) làm tăng nguy cơ bị rò lỗ trực tràng - âm đạo.

- Điều trị bằng tia xạ hoặc ung thư ở vùng chậu: Một khối u ung thư ở trực tràng cổ tử cung âm đạo tử cung hoặc hậu môn có thể dẫn đến rò lỗ trực tràng - hậu môn. Điều trị bằng tia xạ đối với những bệnh nhân ung thư ở các vùng cơ thể này cũng khiến nguy cơ bị rò lỗ trực tràng - âm đạo tăng lên.

- Biến chứng sau phẫu thuật ở vùng chậu (âm đạo, đáy chậu, trực tràng hoặc hậu môn): Phẫu thuật trước đó ở vùng chậu dưới, như phẫu thuật cắt bỏ tử cung (hysterectomy), trong một số trường hợp hiếm hoi, có thể dẫn tới rò lỗ trực tràng – âm đạo. Lỗ rò này xuất hiện được coi là hậu quả của một chấn thương trong quá trình phẫu thuật hoặc sự cố rò rỉ hoặc do nhiễm trùng phát sinh sau đó.

Để xác nhận mắc bệnh rò lỗ trực tràng – âm đạo

Bác sĩ sẽ hỏi bạn về triệu chứng và kiểm tra trực tràng và âm đạo với một kính hiển vị ngắn để cố gắng xác định và đánh giá lỗ rò. Nếu nghi ngờ có lỗ rò, các xét nghiệm như siêu âm có thể được chỉ định.

Siêu âm dùng để đánh giá co thắt hậu môn cũng như tìm kiếm lỗ rò. Đôi khi thuốc màu chụp X-quang được đặt vào trực tràng rồi sau đó tiến hành chụp X-quang để xem liệu thuốc có đi vào âm đạo hay không.

Lựa chọn điều trị bệnh rò lỗ trực tràng – âm đạo

- Lỗ rò gây ra do bệnh Crohn’s có thể được điều trị bằng thuốc trị bệnh Crohn’s nhằm kích thích lỗ rò tự lành.

- Khi lỗ rò xuất hiện ngay sau khi sinh nở, việc cần làm đầu tiên là chờ đợi. Nhiều trường hợp, lỗ rò đơn giản tự lành lại mà không cần tới biện pháp phẫu thuật. Nếu lỗ rò vẫn không lành lại, có thể phải dùng đến phẫu thuật. Thật không may, phẫu thuật trị bệnh rò lỗ trực tràng – âm đạo không phải luôn thành công và nhiều phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ phẫu thuật lặp đi lặp lại, trước khi tình trạng lỗ rò được vá kín.

Có nhiều dạng phẫu thuật khác nhau, một số được thực hiện qua bụng và một số khác được thực hiện ở đáy chậu (vùng giữa hậu môn và âm đạo). Bác sĩ sẽ quyết định phương án nào tốt nhất cho bạn.

- Một số phụ nữ không bao giờ khỏi hẳn bệnh rò lỗ trực tràng – âm đạo. Điều này có nghĩa là lỗ rò không bao giờ đóng kín hoàn toàn. Tuy nhiên, phẫu thuật thường làm co lỗ rò tới một kích cỡ nhỏ tới mức mà phẫu thuật lần tiếp không thể thực hiện vì đó là tình huống khả dĩ nhất.

Đôi khi, một loại chỉ phẫu thuật được gọi là chỉ xuyên được đặt qua lỗ rò để giúp kiểm soát tình trạng rò rỉ và một lần nữa, triệu chứng được kiểm soát đến mức độ không cần tiến hành thêm một phẫu thuật nào nữa.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật