Đặc điểm sinh lý tuyến vú: Chu kỳ kinh nguyệt (P2), các nàng tham khảo về vấn đề này nhé!

Những thay đổi có tính chu kỳ về nồng độ hoóc môn sinh dục trong chu kỳ kinh nguyệt có ảnh hưởng rất lớn đến hình thái vú.

Khi có kinh, có sự giảm đột ngột nồng độ hoóc môn sinh dục lưu hành và hoạt động của biểu mô cũng giảm xuống.

Sau khi hết kinh, phù nhu mô giảm xuống, sự xẹp biểu mô ngừng lại và bắt đầu 1 chu kỳ mới với sự tăng nồng độ estrogen Thể tích vú nhỏ nhất vào ngày thứ 5-7 sau khi hết kinh. Những thay đổi tốc độ phát triển mô vú có tính chất chu kỳ liên quan đến sự thay đổi hoóc môn trong pha nang trứng và pha hoàng thể của chu kỳ kinh nguyệt

Những thay đổi này có thể đo và quan sát được dựa vào các thông số của tế bào và nhân: mô học, hình thái tế bào (vùng nhân, chu vi, hạt nhiễm sắc, mức độ bắt màu), hình thái nhân, phân bào, bắt giữ Tritiated thymidine, các marker của sự tăng sinh: Ki-67, PCNA, MIB-I.

 

Đa số các quan sát được thực hiện trên các bệnh phẩm thực nghiệm, thường là từ những phụ nữ có vú bất thường hoặc từ bệnh phẩm sinh thiết, có thể cho những kết quả không hằng định và trái ngược. Phần lớn các nghiên cứu thấy sự phát triển các tế bào biểu mô tăng lên trong nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt (pha hoàng thể).

Vai trò của estrogen và progesteron tiếp tục được nghiên cứu trên mô vú người nuôi cấy dưới da chuột Nước. Người ta thấy có sự tăng phát triển tế bào biểu mô 7 ngày sau khi tiếp xúc với estrogen.

Progesteron không có tác dụng, và sự kết hợp estrogen với progesteron không làm tăng mà cũng không làm giảm đi tác dụng gây tăng sinh của estrogen. Những quan sát này có thể giải thích tại sao lại có tăng cường sự phát triển trong pha hoàng thể tiếp theo lúc đỉnh điểm của estrogen trước rụng trứng

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật