Phương pháp chữa bệnh vẩy nến, viêm da cơ địa bằng ánh sáng có hiệu quả?

Cùng với sự phát minh mới về kỹ thuật, ứng dụng ánh sáng trong điều trị nói chung và bệnh da nói riêng đang đem lại kết quả tốt, chi phí thấp và an toàn, ứng dụng ánh sáng tại Việt Nam cũng đã được triển khai tại các cơ sở chuyên khoa da liễu, tuy nhiên, có những trường hợp không nên sử dụng phương pháp này mà có thể thay thế bằng những biện pháp khác phù hợp với tình trạng sức khỏe cũng như tình trạng bệnh đang mắc phải.

Việc ứng dụng ánh sáng trong điều trị bệnh đã có từ rất lâu nhưng chủ yếu mới sử dụng ánh sáng mặt trời. Sau thế kỷ 19, ánh sáng tử ngoại mới được nhận biết.
 
 
Hiện nay, ứng dụng ánh sáng (quang trị liệu và quang hoá trị liệu) trong điều trị bệnh da rất đa dạng như điều trị bệnh vảy nến, bạch biến, viêm da cơ địa, rụng tóc thể mảng, sẩn cục, xơ cứng bì khu trú, lichen phẳng...

Một số phương pháp điều trị bệnh da bằng ánh sáng

Điều trị bệnh da bằng ánh sáng là phương pháp sử dụng ánh sáng (chủ yếu là tia cực tím) để điều trị bệnh da, trong đó, quang trị liệu là phương pháp điều trị sử dụng ánh sáng tương tác với chất/phân tử nội sinh nhạy cảm ánh sáng; quang hóa trị liệu là phương pháp điều trị sử dụng ánh sáng tương tác với chất/phân tử ngoại sinh nhạy cảm ánh sáng; quang động lực là phương pháp sử dụng chất nhạy cảm ánh sáng, oxy và ánh sáng để gây nên phản ứng quang hóa phá hủy tế bào ung thư

Hiện nay, các phương pháp được sử dụng là UVB dải rộng, UVB dải hẹp. UVB dải rộng sử dụng tia tử ngoại bước sóng trung bình 290-320nm, chủ yếu tác động vào lớp thượng bì nhưng thường gây đỏ da nhiều, dễ có tác dụng phụ. Trong khi đó, UVB dải hẹp có bước sóng ở khoảng 300-313nm có tác dụng nhất nên việc sử dụng UVB dải hẹp được sử dụng rộng rãi hiện nay rất có hiệu quả trong điều trị bệnh vảy nến

Quang hóa trị liệu PUVA: Phương pháp điều trị sử dụng chất nhạy cảm ánh sáng (psoralen) và tia bức xạ không ion hóa có bước sóng dài (UVA). Các dạng điều trị PUVA bao gồm uống, bôi và tắm psoralen. Cách thức và thời gian sử dụng theo chỉ định của thầy thuốc đối với mỗi bệnh nhân. Số lần chiếu trong tuần 2-3 hoặc 4 lần/tuần.

Điều trị quang động lực (photodynamic therapy): sử dụng chất nhạy cảm ánh sáng là thuốc được sử dụng ở dạng bôi tại chỗ, uống hoặc tiêm tĩnh mạch như aminolevulinic acid (ALA)... Ứng dụng điều trị trong các bệnh: dày sừng ánh nắng ở mặt và da đầu; ung thư tế bào đáy; bệnh bowen; vảy nến...

Những trường hợp nào không được điều trị bằng ánh sáng

Những phụ nữ có thai và cho con bú tuyệt đối không sử dụng điều trị bằng phương pháp PUVB. Ngoài ra, người có tiền sử bệnh bị khối u ở da, bệnh có rối loạn sửa chữa nhân (khô da sắc tố, hội chứng cockayne gây rối loạn quá trình này). Người có tiền sử bệnh được điều trị trước đó bằng tia xạ, arsenic hay người mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống đều không sử dụng phương pháp này.

Một số trường hợp được bác sĩ chỉ định tương đối như một số bệnh có thể bị nặng lên khi chiếu tia UV như: pemphigus...; đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch; dày sừng ánh sáng; bệnh lý gan thận nặng; đục nhân mắt...

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật