Thiết bị chẩn đoán nhanh viêm gan C không triệu chứng

Một trong những thách thức chính được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác định trong nỗ lực tiệt trừ virut viêm gan C (HCV) đó là việc chẩn đoán các ca bệnh mạn tính ở những bệnh nhân không biểu hiện triệu chứng.

Vấn đề cấp bách hiện tại là làm sao phát triển được những kỹ thuật chẩn đoán mới mà các vùng dân cư hoặc quốc gia có nguồn lực hạn chế dễ dàng tiếp cận được.

Phát hiện sớm điều trị sẽ hiệu quả

Viêm gan virut C là một bệnh lý ở gan do HCV gây ra. Loại virut này có thể lây nhiễm mạn tính dẫn đến những biến chứng nặng sau nhiều năm như xơ ganung thư gan Hiện có khoảng 1% dân số trên thế giới (hơn 70 triệu người) bị nhiễm HCV mạn tính với số ca tử vong hàng năm gần 400.000 người khi bệnh phát triển sang giai đoạn nặng. Các thuốc kháng virut mới có tác động trực tiếp có thể điều trị thành công trên 95% bệnh nhân nhiễm HCV mạn tính nếu thuốc được sử dụng kịp thời.

Chính vì vậy, WHO đã đưa ra chương trình hành động đến năm 2030 sẽ loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây bệnh này đối với sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên thách thức chính để đạt được điều đó vẫn là làm sao chẩn đoán được bệnh ở những người không có triệu chứng, đặc biệt ở các nước có thu nhập trung bình hoặc thấp với những hạn chế trong tiếp cận các thử nghiệm sàng lọc truyền thống.

Và phương pháp xét nghiệm HCV mới

Phương pháp chẩn đoán HCV bao gồm 2 giai đoạn. Đầu tiên là giai đoạn sàng lọc các kháng thể đặc hiệu HCV, nhưng quá trình này không cho biết bệnh nhân đã từng nhiễm virut trước đó (và đã tự động thanh thải virut khỏi cơ thể) hay vẫn đang còn nhiễm virut mạn tính. Do đó, giai đoạn 2 cần đến một thử nghiệm PCR (Polymerase chain reaction, phản ứng chuỗi polymerase hay phản ứng khuếch đại gen) để phát hiện phân tử ARN của HCV trong máu nhằm xác nhận hoặc loại bỏ tình trạng nhiễm virut mạn tính.

Có nhiều thử nghiệm huyết thanh học nhanh để xác định kháng thể HCV, nhưng sàng lọc bằng PCR cần đến trang thiết bị phức tạp và nhân viên được đào tạo. Ở những quốc gia hạn chế về nguồn lực thì chỉ những phòng thí nghiệm tập trung mới có được loại thử nghiệm này. Điều này có nghĩa là chỉ dưới 1% đối tượng bị nhiễm bệnh trong những vùng đó mới thực sự biết được họ đang mắc bệnh. Sàng lọc bằng PCR cũng cần đến vài lần thăm khám và thời gian chờ giữa từng kết quả sẽ làm tăng nguy cơ mất bệnh nhân trước khi có được chẩn đoán sau cùng.

Để cải thiện quá trình chăm sóc bệnh nhân từ bước chẩn đoán đến điều trị thì một xét nghiệm sàng lọc ARN của HCV có thể được phân quyền về những cơ sở tuyến dưới và sử dụng được ở vùng nông thôn hay những khu vực có thu nhập thấp là rất cần thiết. Các nhà khoa học thuộc Viện Pasteur/Inserm đã hợp tác với hãng Genedrive phát triển được một thử nghiệm mới phát hiện phân tử ARN của HCV với độ tin cậy tương đương các thử nghiệm hiện có, nhưng cho kết quả nhanh hơn và có thể được sử dụng ngay tại thời điểm chăm sóc bệnh nhân. Thử nghiệm PCR có thể được thực hiện với loại thiết bị thu nhỏ cho phép tiến hành 40 vòng phản ứng nối tiếp cần thiết với tốc độ nhanh hơn so với thường quy. Thời gian cần thiết cho toàn bộ quá trình phân tích khoảng 1 giờ. Loại thiết bị mới này có chi phí rẻ hơn rất nhiều so với các thử nghiệm hiện tại phải cần đến nhiều trang thiết bị phức tạp để vận hành và bảo trì. Với loại xét nghiệm sàng lọc mới này bệnh nhân có thể được bắt đầu điều trị bệnh ngay khi được chẩn đoán.

Các nhà khoa học đã bắt đầu thẩm định lâm sàng đối với thử nghiệm này trên một đoàn hệ từ Viện Pasteur Pháp và Cơ quan Quản lý Y tế quốc gia Anh quốc tại thành phố Nottingham, sau đó kết hợp với dữ liệu từ các phòng thí nghiệm Lancet ở Johannesburg sử dụng mẫu lấy từ Nam Phi, Kenya, Ghana, Nigeria và Uganda. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng thử nghiệm mới có độ đặc hiệu 100% và độ nhạy 98,6%, đáp ứng yêu cầu của WHO đối với loại thử nghiệm này.

Kit thử nghiệm đã được cấp chứng nhận CE để phân phối ở châu Âu và sắp tới hứa hẹn sẽ có mặt ở các thị trường Trung Đông, châu Phi, Đông Nam Á, Ấn Độ...

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật