Tiêu chảy: Bệnh dễ chữa nhưng nguy hiểm - Tại sao lại vậy?

Tiêu chảy cấp là hội chứng bệnh lý với biểu hiện đi phân lỏng ít nhất 3 lần/ngày và thời gian kéo dài trên 1 ngày.

Tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng, có nhiều nước hơn bình thường hoặc phân toàn nước, đi ngoài trên 3 lần trong vòng 24 giờ. Trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ thường đi ngoài trên 3 lần trong một ngày nhưng phân nát hoặc sền sệt thì không phải là tiêu chảy

Ngoài ra tùy theo đặc tính gây bệnh tiêu chảy của tác nhân và cơ địa của người bệnh có thể kèm theo các triệu chứng khác như sốt đau bụng, buồn nôn, nôn, mệt mỏi...

Diễn biến của bệnh phức tạp, nếu được cấp cứu, điều trị kịp thời sẽ khỏi bệnh, thường không để lại di chứng. Nếu không được phát hiện, điều trị sớm sẽ dẫn đến tình trạng mất nước rối loạn chuyển hóa, rối loạn tuần hoàn… có thể tử vong (đối với người già, mắc bệnh mạn tính, trẻ em…).

Trong cộng đồng tiêu chảy cấp có thể biểu hiện là những ca bệnh lẻ tẻ, cũng có thể thành vụ dịch bệnh hoặc vụ ngộ độc thực phẩm (≥2 người mắc).

Nguyên nhân của hội chứng tiêu chảy cấp rất phong phú, có thể do tác nhân sinh học (vi khuẩn và độc tố, vi-rút đường tiêu hóa, ký sinh trùng, vi nấm), do tác nhân hóa học (các độc tố tự nhiên, hóa chất độc hại…). Ngoài ra còn do các bệnh lý mạn tính, cơ địa.

Nguyên nhân gây ra tiêu chảy cấp hay gặp nhất là do vi sinh vật gây bệnh, hoá chất độc hại độc tố tự nhiên. Các chuyên gia cho rằng, nguy cơ tiêu chảy cấp trong cộng đồng liên quan rất chặt chẽ và tăng cao trong điều kiện khí hậu, thời tiết nóng ẩm của mùa hè, ô nhiễm môi trường sống, nguồn thực phẩm bị ô nhiễm, vệ sinh cá nhân không bảo đảm...

   

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật